TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
47
Quyết định 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 của
Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này tạo bước
đột phá mới cho sự phát triển của TTCK Việt Nam,
đồng thời đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DN
nhà nước (DNNN).
Để mở rộng điều kiện đầu tư cho NĐTNN tham
gia đầu tư trên TTCK Việt Nam, ngày 15/04/2009,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 55/2009/
QĐ-TTg thay thế Quyết định 238/2005/QĐ-TTg quy
định cụ thể hơn việc tham gia đầu tư của khối ngoại
trên TTCK. Cụ thể:
-
Đối với cổ phiếu:
Tối đa 49% tổng số cổ phiếu của
công ty cổ phần đại chúng không phân biệt là công
ty đã niêm yết hay chưa niêm yết. Trong trường hợp
pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp
dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trong trường hợp tỷ lệ sở hữu của NĐTNN được
phân loại theo danh mục cụ thể thì áp dụng theo
danh mục phân loại.
- Đối với chứng chỉ Quỹ Đầu tư đại chúng:
Mức quy
định tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư của
một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng. Đối với
công ty đầu tư chứng khoán: Mức quy định tối đa
49% vốn điều lệ của một công ty chứng khoán đại
chúng. Đối với trái phiếu: Tổ chức phát hành có thể
quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu
lưu hành của tổ chức phát hành. Đối với việc thành
lập của NĐTNN CTCK và công ty quản lý quỹ mặc
dù vẫn giữ tỷ lệ góp vốn của nước ngoài là 49% vốn
điều lệ, tuy nhiên bổ sung thêm điều kiện chặt chẽ
hơn đối với việc góp vốn thành lập CTCK, công ty
quản lý quỹ tại Việt Nam…
Tuy nhiên, sau thời gian triển khai áp dụng,
với sự phát triển của TTCK, các quy định trên đã
không còn phù hợp tạo rào cản đối với nhà đầu tư
“ngoại” muốn tham gia vào TTCK Việt Nam. Hơn
nữa, các quy định tại Quyết định 55/2009/QĐ-TTg
cũng gây khó khăn trong việc huy động vốn và
cổ phần hóa DNNN; tạo những e ngại trong việc
tuân thủ những thông lệ tài chính quốc tế của
Việt Nam. Để khắc phục những hạn chế này, ngày
26/06/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định
60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Chứng khoán và Thông tư
123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 hướng dẫn hoạt
động đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam.
Cụ thể, về “tỷ lệ sở hữu NĐTNN trên TTCK Việt
Nam” được quy định như sau:
- Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng:
Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực
hiện theo điều ước quốc tế; Trường hợp công ty đại
chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh
doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan
có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện
theo quy định tại pháp luật đó; Trường hợp công ty
đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện áp dụng đối với NĐTNN mà
chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì
tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%...
- Đối với DNNN thực hiện cổ phần hóa theo hình
thức chào bán chứng khoán ra công chúng:
Tỷ lệ sở hữu
nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về
cổ phần hóa. Trường hợp pháp luật về cổ phần hóa
không có quy định, tỷ lệ này thực hiện theo quy định
về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng.
- Việc đầu tư vào trái phiếu của NĐTNN:
NĐTNN
được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu chính
phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu
chính quyền địa phương, trái phiếu DN, trừ trường
hợp pháp luật có liên quan hoặc tổ chức phát hành
có quy định khác. Trường hợp phát hành trái phiếu
chuyển đổi, tổ chức phát hành phải bảo đảm tỷ lệ
sở hữu nước ngoài khi đến hạn chuyển đổi thành cổ
phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu.
- NĐTNN được đầu tư không hạn chế vào chứng
chỉ Quỹ Đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty
đầu tư chứng khoán, cổ phiếu không có quyền biểu
quyết của công ty đại chúng, chứng khoán phái sinh,
chứng chỉ lưu ký, trừ trường hợp điều lệ của tổ chức
phát hành có quy định khác. Ngoại trừ quỹ mở, Quỹ
Đầu tư chứng khoán có tỷ lệ sở hữu nước ngoài đạt
51% trở lên, thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư
theo quy định đối với NĐTNN khi góp vốn, mua
chứng khoán, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt
Nam (VSD) cho thấy, trong giai đoạn từ 2012-2017,
số lượng NĐTNN cá nhân và tổ chức tham gia vào
TTCK có sự gia tăng qua các năm (Bảng 1). Cùng
với sự gia tăng về số lượng NĐTNN vào các DNNY
trên TTCK, giá trị giao dịch tính riêng tại các Sở giao
dịch chứng khoán của NĐTNN cũng tăng mạnh mẽ
qua các năm.
Chính sách nới “room” cho NĐTNN đã có
những tác động tích cực đến TTCK, đáp ứng kỳ
vọng của thị trường, DN và NĐT. Tuy nhiên, việc
mở rộng trong quy định tỷ lệ sở hữu của NĐTNN
vẫn còn đặt ra một số lưu ý đáng quan tâm. Trước
tiên phải kể đến là những e ngại về sự thâu tóm
của NĐT “ngoại” khi nâng tỷ lệ sở hữu đối với
DNNY. Thêm vào đó là những yêu cầu trong
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...90
Powered by FlippingBook