TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
51
bảo hiểm khai thác mới ước đạt 4.283,51 tỷ đồng tăng
28,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, bảo hiểm
liên kết chung có xu hướng tăng mạnh, chiếm tỷ trọng
45,76%, bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 38,38%,
bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 1,92%, bảo hiểm bổ trợ
chiếm tỷ trọng 11,69% và các nghiệp vụ còn lại chiếm
tỷ trọng 2,25%. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu
khai thác mới của các nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu
tư tăng 32,86%, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp tăng
19,17%. Về số lượng hợp đồng khai thác mới trong 3
tháng đầu năm, dẫn đầu là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết
đầu tư với 155.691 hợp đồng (chiếm tỷ trọng 39,65%),
tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm 2016; tiếp theo
là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp với 149.221 hợp đồng
(chiếm tỷ trọng 38,01%), tăng trưởng 25% so với cùng
kỳ năm 2016, nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ là 85.351 hợp
đồng (chiếm tỷ trọng 21,74%), tăng 13% so với cùng kỳ
năm 2016. Trong tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân
thọ ước đạt 12.252 tỷ đồng, tăng 29,25% so với cùng kỳ
năm2016. Nếu tính doanh thu phí theo từng nghiệp vụ
thì nghiệp vụ bảo hiểmhỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng lớn
hơn cả với 46,76%, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm liên
kết đầu tư 42,38%. Dự báo, khi khả năng tích lũy của
người dân tăng cao trong khi các kênh đầu tư vốn khác
trở nên bão hòa và rủi ro cao hơn, thì bảo hiểm liên kết
đầu tư thời gian tới sẽ tiếp tục sôi động và sẽ trở thành
kênh đầu tư được người dân tin tưởng lựa chọn, phù
hợp với xu hướng của thị trường tài chính thế giới.
Một vài kiến nghị
Để phát triển bảo hiểm liên kết đầu tư trên thị
trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, trong thời gian
tới, cần chú trọng một số nhiệm vụ sau:
Đối với cơ quan quản lý
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm quản
lý hoạt động liên kết đầu tư trên thị trường bảo hiểm
nhân thọ, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh bình đẳng
giữa các DN, giúp bảo vệ và tăng thêm quyền lợi cho
người tham gia bảo hiểm duy trì thị trường ổn định, an
toàn, hiệu quả. Theo đó, tiếp tục nghiên cứu xây dựng
hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phù
hợp hơn với thực tế Việt Nam và chuẩn mực quốc tế,
giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo điều kiện chủ động
tối đa cho DN như rút ngắn thời gian phê chuẩn sản
phẩm bảo hiểm và các thay đổi khác của DN…
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động liên kết
đầu tư trên thị trường bảo hiểm nhân thọ. Đặc biệt,
chú trọng các vấn đề như: chi trả quyền lợi bảo hiểm
theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, chấp hành
theo quy định về việc tách quỹ chia lãi, chia lãi cho
chủ hợp đồng, hạch toán doanh thu – chi phí đúng
quy định… Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra
cũng giúp phát hiện ra những bất cập, vướng mắc
trong cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung từ đó
môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
- Nghiên cứu hoàn thiện và bổ sung thêm các lợi
ích từ sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư để thu hút
khách hàng. Theo đó, các sản phẩm cần đáp ứng được
các tiêu chí như: Khách hàng có thể được linh hoạt
thay đổi hạn mức đầu tư giữa các quỹ, hạn mức bảo
vệ, phí đóng, quỹ đầu tư; Rút tiền để thực hiện các kế
hoạch tài chính phù hợp với nhu cầu trong từng giai
đoạn của cuộc sống... Nói cách khác, DNBH không chỉ
cung cấp một sản phẩm bảo hiểm, mà còn cùng khách
hàng vạch ra một kế hoạch tài chính, xác định đúng
nhu cầu, từ đó đề xuất giải pháp đầu tư phù hợp với
khả năng tài chính và mục tiêu trong tương lai cho
khách hàng.
- Cần công khai, minh bạch các hoạt động, kết
quả đầu tư nhằm tạo niềm tin cho khách hàng. Do
hoạt động đầu tư thường gắn liền với rủi ro, do đó
việc công khai minh bạch các hoạt động đầu tư,
định hướng đầu tư rất quan trọng. Khách hàng cần
biết chính xác các chi phí liên quan và kết quả đầu
tư thông qua các bảng thông tin thường niên về hợp
đồng của mình.
Đối với khách hàng
- Lựa chọn loại sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư
phù hợp. Theo đó, khách hàng nên căn cứ vào điều
kiện tài chính, nhu cầu của bản thân và gia đình. Hiểu
biết về đầu tư sẽ rất có ích cho người tham gia bảo
hiểm khi lựa chọn quỹ đầu tư.
- Cẩn trọng nguy cơ thua lỗ. Thông thường DNBH
sẽ đưa ra các quỹ đầu tư khác nhau với mức độ rủi
ro cũng sẽ khác nhau. Khi quỹ đầu tư hoạt động tốt,
bên mua bảo hiểm sẽ là người được hưởng lợi nhưng
trong trường hợp rủi ro giá trị của các đơn vị đầu tư
không tăng hoặc bị giảm sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi
bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm sẽ được nhận, mà
không có sự bù đắp nào từ phía DNBH.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2017), Tổng quan thị trường bảo hiểmnăm2016;
2. Bộ Tài chính (2017), Tổng quan thị trường bảo hiểm3 tháng đầu năm2017;
3. Phương Nguyễn (2008), Bảo hiểm liên kết đầu tư: Sản phẩm mang lại khởi sắc
cho thị trường bảo hiểmnhân thọ, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh;
4. Công ty Luật Dương Gia (2017), Khái quát về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên
kết đầu tư;
5. Thảo Hà (2016) Bảo hiểm liên kết đầu tư - Xu hướng mới trên thị trường bảo
hiểmnhân thọ.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...90
Powered by FlippingBook