TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
45
Ba là,
điều hành lãi suất, tỷ giá và lạm phát linh
hoạt, qua đó giảm thiểu rủi ro lãi suất, tỷ giá và rủi
ro tín dụng của nợ công trong thời gian tới. Điều
hành lãi suất theo cơ chế thị trường, đảm bảo sàn và
trần lãi suất hợp lý để khuyến khích tiết kiệm, đầu
tư. Luôn đảm bảo quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh (đạt
khoảng 3 tháng kim ngạch nhập khẩu) để sẵn sàng
ứng phó với những biến động bất lợi về tỷ giá; Duy
trì và kiểm soát mức độ lạm phát ở mức độ hợp lý
(khoảng 5%/năm) nhằm kích cầu, hạn chế rủi ro về
tỷ giá do vay nợ nước ngoài.
Bốn là,
đổi mới căn bản tổ chức quản lý nợ công
cả về hành lang pháp lý, cơ chế quản lý và con người
thực hiện. Cần hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý về
nợ công. Trước mắt, xem xét sửa đổi kịp thời Luật
quản lý nợ công năm 2009, tập trung vào những vấn
đề trọng yếu sau:
+ Quy định tập trung một đầu mối quản lý nợ
công, gắn liền trách nhiệm đi vay, sử dụng và trả
nợ chặt chẽ với nhau, tuân thủ nguyên tắc trước khi
đi vay, phải xác định được phương án trả nợ vay có
tính khả thi cao. Trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác
quản lý nợ công ở các nước, kiến nghị Bộ Tài chính
sẽ là đầu mối thống nhất quản lý nợ công. Khi đó, sẽ
nâng cao được vai trò, trách nhiệm và có cơ sở truy
cứu đến cùng việc quản lý nợ công.
+ Có biện pháp chế tài đủ mạnh nhằm nâng
cao tinh thần trách nhiệm các cơ quan có liên quan
trong kiểm tra phân bổ sử dụng vốn vay, đôn đốc
thu hồi nợ hoặc tìm nguồn thu trả nợ đúng hạn,
thúc đẩy giải ngân vốn vay kịp thời, hạn chế được
tiêu cực tham nhũng trong quá trình xét duyệt,
phân bổ vốn vay, đảm bảo chất lượng, hiệu quả
các công trình đầu tư công. Mặt khác, một số bộ
ngành, nhất là các địa phương nhận thức rõ trách
nhiệm vay và trả nợ đúng đắn, kể cả vay ODA, từ
đó, sử dụng vốn vay một cách chắt chiu, tiết kiệm,
có khả năng thu hồi để trả nợ.
- Ban hành quy định, cơ chế kiểm soát chặt chẽ
nợ công trong giới hạn trần cho phép, đảm bảo tốc
độ gia tăng dư nợ công thấp hơn tốc độ tăng trưởng
kinh tế và tỷ lệ trượt giá. Bên cạnh đó, cần đề cao
tính kỷ luật tài chính trong quản lý nợ công, chú
trọng đến trách nhiệm cá nhân người điều hành,
có thưởng, phạt phân minh rõ ràng nhằm đảm bảo
hiệu quả nợ công.
- Chuyển đổi phương thức quản lý đầu tư theo
NSNN hàng năm sang kế hoạch tài chính trung hạn
5 năm nhằm phân bổ nguồn nợ vay theo các ưu tiên
chiến lược quốc gia.
- Từng bước nâng cao trình độ, năng lực quản
lý nợ công cho đội ngũ cán bộ chuyên trách nước
ta hiện nay, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra,
phân tích đánh giá các chương trình, dự án đầu tư
công không chỉ về mặt hiệu quả kinh tế mà còn trên
các mặt xã hội, bảo vệ môi trường... để đưa ra các
quyết định đầu tư hợp lý, có khả năng dự báo, nhận
diện đánh giá và biết cách giảm thiểu, phân tán, xử
lý các loại rủi ro liên quan đến nợ công. Bên cạnh
đó, cần chú trọng nâng cao tinh thần đạo đức, trách
nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ này
bằng nhiều giải pháp thích hợp.
Năm là,
tiếp tục hoàn thiện cơ chế phát triển thị
trường chứng khoán Việt Nam để các công cụ nợ
Chính phủ được giao dịch mua bán thuận lợi, tạo
kênh vay vốn chủ yếu với chi phí thấp, nhất là vốn
vay trung và dài hạn cho đầu tư phát triển; Có cơ
chế đẩy mạnh việc xã hội hóa các công trình mà các
thành phần kinh tế khác có thể tham gia (giáo dục,
y tế, đường giao thông...) nhằm giảm tải chi đầu tư
từ nguồn NSNN, giảm áp lực tăng nợ công. Cùng
với việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công năm 2009,
cần sửa đổi bổ sung các luật có liên quan đến quản
lý nợ công như: Luật Đầu tư công năm 2014, Luật
NSNN năm 2015... nhằm đảm bảo tính đồng bộ và
phát huy hiệu lực cao nhất.
Quản lý nợ công là một trong những vấn đề
quan trọng nhất xét ở khía cạnh tác động qua lại
đến bội chi NSNN và tăng trưởng kinh tế ở nước
ta hiện nay. Nếu không khắc phục kịp thời những
tồn tại, yếu kém về nợ công nói trên thì nó sẽ trở
thành lực cản, kìm hãm sự phát triển của nền kinh
tế. Ngược lại, nếu Nhà nước mạnh dạn đổi mới
cách thức quản lý nợ công với những giải pháp
hữu hiệu trên đây thì nợ công sẽ trở thành lực
đẩy cần thiết mang tính nền tảng để hình thành hệ
thống cơ sở hạ tầng nước ta hoàn chỉnh đồng thời
sẽ có tác động tích cực đến việc lành mạnh hóa
NSNN và đảm bảo cấu trúc an ninh tài chính quốc
gia, qua đó, tạo bệ phóng cho nền kinh tế nước ta
cất cánh vững chắc trong điều kiện hội nhập quốc
tế hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12;
2. Bản tin Nợ công số 4 (2016) - Bộ Tài chính;
3. PGS.,TS. Sử Đình Thành và cộng sự (2010), Tài chính công & phân tích chính
sách thuế, NXB Lao động;
4. ThS. Lê Thị Khương (2016) “Bàn về nợ công Việt Nam hiện nay”, Tạp chí
Ngân hàng, (21);
5. PGS.,TS. Đặng Văn Thanh (2016), “Đổi mới và nâng cao chất lượng Quản lý
sử dụng nợ công ở Việt Nam”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, (12);
6. Văn kiện Đại hội Đảng Khóa XII;
7. IMF (2001, 2014), Hướng dẫn quản lý nợ công.
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...90
Powered by FlippingBook