TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 50

54
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nhân đặt ra mục tiêu chú trọng nâng cao chất lượng,
hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân.
Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu DN; đến
năm 2025 có hơn 1,5 triệu DN và đến năm 2030, có
ít nhất 2 triệu DN. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế
tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền
kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu
vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt
khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030
khoảng 60-65%. Bình quân giai đoạn 2016-2025,
năng suất lao động tăng khoảng 4-5%/năm. Phấn
đấu nhiều DN tư nhân tham gia mạng sản xuất,
chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Những mục tiêu
này cũng cần gắn kết và đặt trong bối cảnh tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bởi dự báo viễn
cảnh cuộc Cách mạng này sẽ không còn xa. Dự kiến,
cuối năm nay, các cơ quan thuộc Chính phủ sẽ đánh
giá lại tình hình, định hướng cuộc cách mạng này để
có những tính toán kịp thời cho việc thích ứng với
“cơn bão” tự động hóa. Trong bối cảnh đó, nhằm
chủ động chuẩn bị trước cho cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0, cần chú ý một số vấn đề sau:
Về phía cơ quan quản lý
- Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện
đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực,
nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích, hỗ trợ
kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên
cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ
tiên tiến. Phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo
và ứng dụng công nghệ. Áp dụng chính sách thuế,
hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù
hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại
hoá công nghệ…
- Ưu tiên phát triển các khu công nghệ cao, các
vườn ươm công nghệ cao và các DN khoa học -
công nghệ. Đẩy mạnh đầu tư, phát triển các cơ
sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, đội ngũ các
nhà khoa học. Tăng cường hợp tác quốc tế trong
nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công
nghệ; mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa
học, công nghệ mới…
- Nhận diện những thế mạnh để có đối sách hợp
lý. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt
Nam có khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài và đầu tư trong nước vào các lĩnh vực sản
xuất và lắp ráp thiết bị, linh kiện kỹ thuật số phục
vụ cho sự kết hợp kỹ thuật số vào các ngành công
nghiệp, cho phép Việt Nam trực tiếp tham gia vào
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, cuộc
cách mạng này có thể làm chuyển dịch xuất khẩu
của Việt Nam thông qua phát triển sản phẩm công
nghệ cao, sản phẩm công nghiệp phụ trợ, góp phần
tăng khả năng xuất khẩu sang thị trường quốc tế với
giá trị gia tăng cao hơn…
Về phía DN
Để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0, các DN trong nước cần phải bắt đầu ngay từ hạ
tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin. Cần
quy trình hóa, số hóa được các hoạt động sản xuất,
kinh doanh quan trọng của DN, tạo ra môi trường
kết nối, an ninh, an toàn, từ đó mới áp dụng được
các ứng dụng thông minh, tiện ích hơn cua IoT,
Cloud, Robot.
Các DN cần nghiên cứu các công nghệ tiên
tiến của Cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng
chúng nhằm cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị.
Trong tương lai, đổi mới về công nghệ sẽ tạo ra
một phép màu cho dịch vụ cung ứng, cải thiện
năng suất và hiệu suất về lâu dài. Các DN phải
linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu
người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến
để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian
giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng
vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất
lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh…
Phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt của các
DN công nghệ thông tin và viễn thông để hỗ trợ
các DN trong nước chuyển đổi nhanh chóng để bắt
kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh việc
cung cấp các giải pháp tổng thể về công nghệ thông
tin và viễn thông, DN công nghệ thông tin cần đầu
tư nghiên cứu các ứng dụng mới theo các xu thế tất
yếu của công nghệ như: IoT, Cloud, AI, Big Data, xu
thế bảo mật, xu thế thực tại ảo... Trong đó, mục tiêu
cao nhất là nhằm giúp cho sức cạnh tranh của các
DN Việt Nam được duy trì và phát triển bởi các hoạt
động sản xuất kinh doanh tiết kiệm hơn, nhanh hơn,
thông minh hơn, chất lượng cao hơn, bảo vệ môi
trường và an toàn hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017), Cách mạng công
nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 6/2017;
2. ThS. Nguyễn Thị Hải Bình(2017), Chính sách tài chính trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ 4, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 6/2017;
3. TS. Lê Tuấn Ngọc, ThS. Hoàng Thị Kim Oanh (2017), Nền công nghiệp 4.0
và thách thức đặt ra đối với lao động Việt Nam, Tạp chí Tài chính số kỳ 1
tháng 6/2017;
4. Thanh Tâm, Hoài Sâm (2017), Doanh nghiệp và chiến lược “thích nghi 4.0”,
Doanh nhân Sài Gòn;
5. Đình Anh (2017), Doanh nghiệp Việt còn bị động với xu thế Cách mạng công
nghiệp 4.0, Báo điện tử Infonet.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...90
Powered by FlippingBook