TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 64

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
63
82,4% so với cùng kỳ 2017. Tính chung trong 6
tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới,
tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu
tư nước ngoài đạt 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với
cùng kỳ. Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17
ngành lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến,
chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan
tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn
đạt 7,91 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng số vốn đầu tư
đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động
sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,54 tỷ USD.
Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng
vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng
vốn đầu tư đăng ký...
Một trong những vấn đề được quan tâm đó là
tác động lan tỏa của khu vực FDI. Tác động lan tỏa
hay hiệu ứng tràn là mục tiêu quan trọng của thu
hút FDI và thực tế 30 năm qua đã chỉ ra rằng, hội
nhập kinh tế quốc tế trong đó có FDI không những
có tác động trực tiếp đến vốn đầu tư, hàng hóa và
dịch vụ, XNK, thu ngân sách và GDP mà còn tạo ra
môi trường cạnh tranh buộc DN trong nước phải
đổi mới công nghệ, sáng tạo trong kinh doanh, quản
trị DN, tiếp cận phương thức sản xuất, phân phối,
kinh doanh tiến tiến, làm thay đổi tư duy và tập
quán của DN và người dân.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt
Nam đã đạt được kết quả đặc biệt tốt trong thu hút
FDI. Dòng vốn FDI hàng năm tăng gần 1.000% trong
10 năm qua. Năm 2016, dòng vốn FDI vào Việt Nam
đã vượt qua tất cả các quốc gia ASEAN khác, trừ
Singapore. Theo tỷ trọng trên GDP đầu người, thu
hút vốn FDI của Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc
hoặc Ấn Độ (và tất cả các quốc gia ASEAN lớn trừ
Malaysia). FDI ở Việt Nam cũng có sự mở rộng về
địa lý với 51 tỉnh, thành phố có dự án FDI vào năm
2016. Việt Nam được xếp ở vị trí đứng đầu trong số
14 thị trường mới nổi về thu hút đầu tư mới từ nước
ngoài so với quy mô nền kinh tế quốc gia.
Một số vấn đề đặt ra
Bên cạnh những đóng góp lớn cho phát triển
kinh tế của Việt Nam, thực tiễn cũng cho thấy, vẫn
còn với những tồn tại, hạn chế trong khu vực FDI
tạo ra những tác động ngoài mong muốn đối với
kinh tế - xã hội, bao gồm:
-
Hiệu quả đầu tư không cao so với tiềm năng
và thế mạnh của DN FDI: Vì mục tiêu lợi nhuận,
FDI thường đầu tư vào những ngành, lĩnh vực
mang lại lợi nhuận cao như: khai thác tài nguyên
nhiên nhiên, gia công, lắp ráp sản phẩm sử dụng
nhiều lao động. Như vậy, chỉ khai thác thế mạnh,
mà không tạo được sự phát triển lan tỏa ra các
ngành, làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, cơ
cấu sản phẩm, cơ cấu vùng kinh tế của Việt Nam.
Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn là
những mặt hàng truyền thống: Dệt may, giày
dép, túi xách, lâm khoáng sản, kể cả điện thoại,
máy tính cũng là những ngành sử dụng nhiều
lao động.
-
Chuyển giao công nghệ chưa như kỳ vọng:
Hầu hết các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam là từ
các nước châu Á, có công nghệ và kỹ thuật lạc hậu,
các nước Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc có
công nghệ tiên tiến, hiện đại lại chiếm tỷ trọng nhỏ.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 80% DN
FDI có công nghệ trung bình, 14% công nghệ thấp
và lạc hậu, 6% là công nghệ cao. Bên cạnh đó, các
DN FDI đầu tư công nghệ thấp, sai địa điểm, sai
mục đích, công suất sử dụng thấp so với mức tối
đa cho phép, trình độ người lao động thấp, không
có khả năng tiếp thu và vận hành công nghệ hiện
đại.
Theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các DN FDI
chỉ mua khoảng 26,6% thiết bị, đầu vào từ DN
Việt, còn lại là nhập khẩu và nhập từ công ty mẹ.
Nguyên nhân xuất phát từ loại hình hoạt động,
trước đây có nhiều mô hình liên doanh giữa FDI
và tư nhân, hiện nay gần như DN FDI là DN 100%
vốn đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ hạn chế việc
chuyển giao công nghệ tiên tiến cho DN nội như
kỳ vọng và cam kết.
Liên kết giữa các DN còn yếu. Hiện mới chỉ có
khoảng 300 DN Việt Nam đủ tiêu chuẩn đáp ứng
được các tiêu chí về sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho
các tập đoàn nước ngoài, còn lại, vẫn phụ thuộc vào
khu vực FDI. Do đó, để nguồn vốn FDI đóng góp
nhiều hơn vào nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần tăng
cường liên kết giữa khu vực FDI và khu vực DN
HÌNH 1: TÌNH HÌNH THU HÚT FDI QUA CÁC NĂM TỪ 2009-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...129
Powered by FlippingBook