TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 65

64
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trong nước, làm sao để DN trong nước tham gia sâu
hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
-
Tác động xấu đến môi trường: Nhằm tiết
kiệm chi phí mua sắm máy móc mới, nhiều nhà
đầu tư FDI đã xuất khẩu những thiết bị công
nghệ lạc hậu, phát thải cao, cùng với việc không
xử lý rác thải theo quy định là nguyên nhân
chính gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, một số
dự án FDI tác động xấu đến môi trường thời
gian qua như: Vedan ở Đồng Nai, Formosa ở
Hà Tĩnh...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn FDI
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: Nâng
cao hiệu quả thu hút FDI, chú trọng liên kết chuyển
giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị
trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và
có chính sách ưu đãi đối với các dự án FDI có trình
độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả
trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với DN trong
nước. Cụ thể:
Thứ nhất,
cần tiếp tục thể chế hóa đường lối, quan
điểm của Đảng trong lĩnh vực này bằng các văn bản
quy phạm pháp luật. Phải xác định rõ thu hút đầu
tư nước ngoài vừa là thời cơ, cũng vừa là thách thức,
đồng thời vừa đấu tranh, vừa hợp tác... từ đó mới
phát huy nội lực và nâng cao khả năng chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai,
định hướng hoạt động của các DN FDI
cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam. Đối với những ngành hàng mà Việt
Nam có lợi thế, như nông sản và các sản phẩm sử
dụng nhiều lao động, nên đầu tư nhiều hơn. Một số
mặt hàng ta không có lợi thế, như: Xi măng, thép,
đường, giấy thì không nên đầu tư để xây dựng mới,
mà chỉ củng cố những dự án đã có để sử dụng hết
công suất, đặc biệt là khâu cung ứng nguyên liệu.
Khuyến khích các DN FDI sản xuất hàng xuất khẩu,
đồng thời khai thác tối đa thị trường nội địa để thay
thế hàng nhập khẩu...
Thứ ba,
ưu tiên thu hút FDI một số ngành và
sản phẩm công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng
lớn như công nghệ thông tin, điện tử, internet vạn
vật, trí tuệ nhân tạo... coi trọng các ngành nghề
thu hút nhiều lao động ở địa phương còn kém
phát triển.
Thứ tư,
nâng cao hiệu quả quản lý. Tăng cường
kiểm tra, giám sát để hạn chế các dự án vào các
lĩnh vực phi sản xuất, lĩnh vực làm gia tăng nhập
siêu, sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên,
khoáng sản, đất đai, các dự án tiêu tốn năng lượng,
gây ô nhiễm môi trường. Kiên quyết thu hồi giấy
phép đầu tư những dự án chưa triển khai nhưng
đã quá thời hạn quy định mà chủ đầu tư không có
năng lực tài chính; những dự án không phù hợp
với định hướng, mục tiêu của nước ta như tiêu tốn
năng lượng, thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi
trường… Chủ động lựa chọn và có chính sách ưu
đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài có trình
độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả
trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh
nghiệp trong nước
Thứ năm,
điều chỉnh chính sách ưu đãi đối với
dự án FDI theo hướng gắn với hiệu quả kinh tế
- xã hội của quá trình phát triển từng vùng kinh
tế, từng địa phương; Đẩy mạnh cải tiến quy chế
đầu tư vào các khu công nghiệp và khu chế xuất ở
Việt Nam. Việc cải tiến quy chế đầu tư sẽ góp phần
thu hút mạnh hơn nữa các dự án FDI vào các khu
công nghiệp và khu chế xuất. Cụ thể như: Giảm
giá thuê đất trong các khu công nghiệp và khu chế
xuất để đảm bảo cho các chủ đầu tư có lợi, thúc đẩy
họ đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất;
Nhà nước phải đầu tư đồng bộ để xây dựng kết
cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu
chế xuất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các dự
án FDI; Xác định rõ số lượng các lệ phí và phí mà
chủ đầu tư phải có trách nhiệm chi trả, cũng như
mức thu của từng loại lệ phí; Quy hoạch khu công
nghiệp, khu chế xuất phải đảm bảo sự phát triển
lâu dài của DN. Do đó, diện tích đất sử dụng cho
mỗi dự án phải phù hợp trước mắt, cũng như phát
triển lâu dài của dự án...
Thứ sáu,
coi trọng chính sách kết nối DN FDI với
DN trong nước để khắc phục nhược điểm tác động
lan tỏa của DN FDI còn hạn chế. Để khắc phục tồn
tại trên, cần có sự nỗ lực từ cả hai phía, đó là, các DN
FDI cần có chiến lược hợp tác, kết nối với DN Việt
Nam, chủ động giúp DN nâng cao năng lực, đáp
ứng đúng nhu cầu của mình và tìm ra mô hình hợp
tác thích ứng với từng sản phẩm.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Phan Hữu Thắng (2018), DFI: Đồng tiền hai mặt – NXB Chính trị Quốc
gia Sự thật;
2. Cục Đầu tư nước ngoài, Báo cáo tổng kết 25 năm thu hút FDI vào Việt Nam
(1988-2013);
3. Cục Đầu tư nước ngoài, Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài qua các
năm từ 2013 đến 2017;
4. Cục Đầu tư nước ngoài, Báo cáo tình hình thu hút vốn FDI 6 tháng đầu
năm 2018;
5. 30 năm thu hút FDI, Việt Nam được gì?,
-
thu-hut-fdi-viet-nam-duoc-gi-d2438.html.
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...129
Powered by FlippingBook