K2 T2 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
19
khi những bài nghiên cứu của Mahenthiran và
Kasipillai (2012), Salihu và ctg (2014) cho rằng, có
mối quan hệ cùng chiều, nghiên cứu của Chan và
cộng sự (2013), Wu và cộng sự (2013) lại tìm thấy
mối quan hệ ngược chiều.
Việt Nam là một trong những nước đang phát
triển ở châu Á. Sau đổi mới năm 1986 đến nay, tỷ
lệ sở hữu của nhà nước đã giảm đáng kể. Trong
các năm từ 2011 - 2013, cả nước đã cổ phần hóa
được 99 DN nhà nước (DNNN), bán ra thị trường
hơn 19.000 tỷ đồng. Riêng năm 2014 đã thực hiện
cổ phần hóa được 100 DNNN và thoái vốn trên
3,5 tỷ đồng, cao hơn 3,6 lần so với năm 2013. Bên
cạnh đó, ở Việt Nam, thuế thu nhập DN là một
trong các nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước, chiếm tỷ trọng 51% (2013) và 56,8% (2014)
trong tổng số thu ngân sách nhà nước (không tính
dầu thô), trong đó, DNNN đóng góp số thuế rất
lớn, khoảng 58,89% (2013) và 45,37% (2014) tổng
số thu thuế thu nhập DN. Điều này cho thấy, các
DNNN có ảnh hưởng rất lớn đối với nguồn thu
ngân sách nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt
Nam nói chung.
Tổng quan nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu được tiến hành để xem xét
ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến mức độ né
tránh thuế của các DN. Tuy nhiên, các bài nghiên
cứu này lại cho những kết quả trái ngược nhau.
Mahenthiran và Kasipillai (2012) đã nghiên cứu
trên mẫu các DN của Malaysia cho thấy, có mối
quan hệ cùng chiều giữa sở hữu nhà nước và mức
độ né tránh thuế. Từ các nghiên cứu có thể thấy, các
DN có vốn nhà nước thường ít có động cơ tiết lộ
T
heo Desai và Dharmapala (2006), né tránh
thuế là một phần trong chiến lược của
doanh nghiệp (DN), liên quan đến cấu
trúc những hợp đồng hoặc giao dịch để tận dụng
những thiếu sót trong luật thuế và những quy định
pháp lý để giảm thuế thu nhập DN phải trả. Cho
đến nay, có nhiều nghiên cứu xem xét mối quan
hệ giữa sở hữu nhà nước và mức độ né tránh thuế
ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau (Mahenthiran
và Kasipillai, 2012; Chan và cộng sự, 2013; Salihu
và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, những kết quả lại
không đồng nhất và phụ thuộc nhiều vào đặc
điểm kinh tế, chính trị của quốc gia đó. Trong
MỐI QUANHỆ GIỮA SỞHỮUNHÀNƯỚC VÀ
SỰNÉ TRÁNHTHUẾ CỦA CÁC DOANHNGHIỆPVIỆT NAM
ThS. Nguyễn Trần Thái
– Đại học Sài Gòn
ThS. Phan Gia Quyền
– Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng trên bộ dữ liệu gồm 462 doanh nghiệp niêm yết trên Sàn
Chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 – 2015, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ sở hữu nhà
nước có quan hệ nghịch biến với mức độ né tránh thuế, theo đó, doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước
càng cao thì sẽ càng ít có hành vi né tránh thuế. Bên cạnh đó, quy mô, lợi nhuận, tài sản hữu hình và đòn
bẩy có mối quan hệ đồng biến với mức độ né tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ khóa: Doanh nghiệp, né tránh thuế, sở hữu nhà nước, lợi nhuận
Ngày nhận bài: 16/01/2017
Ngày chuyển phản biện: 17/01/2017
Ngày nhận phản biện: 07/02/2017
Ngày chấp nhận đăng: 08/02/2017
Through regression data from a 462
enterprises database listed on the Vietnam
Stock Exchange from 2009 to 2015, research
results indicate that the level of state
ownership is inversely proportional to tax
evasion, whereby, enterprises with high
state ownership is less likely to evade tax. In
addition, the scale, profit, tangible assets and
leverage are related to the tax evasion extent
of Vietnamese enterprises.
Keyword: Enterprises, taxevasion, stateowned, profit
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...120
Powered by FlippingBook