TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 79

80
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
nay, việc nhận diện chi phí môi trường chưa thực sự
đầy đủ vì mới chỉ nhận diện các chi phí liên quan đến
xử lý chất thải vào chi phí môi trường. Vì vậy, các
DN sản xuất xi măng cần phải vận dụng nhận diện
và phân loại các chi phí môi trường một cách đầy đủ
hơn, cụ thể như sau:
+ Chi phí xử lý chất thải: Chi phí xử lý chất thải
phát sinh tại các DN này bao gồm những chi phí như
chi phí khấu hao, bảo dưỡng, vận hành các hệ thống
xử lý chất thải; chi phí trả lương cho công nhân vệ
sinh; lương, nhiên liệu cấp cho đội xe xử lý bụi; chi
phí vật tư hoạt động xử lý chất thải; các khoản phí, lệ
phí liên quan đến môi trường.
+ Chi phí ngăn ngừa và quản lý môi trường: Chi
phí này bao gồm những chi phí như chi phí dịch vụ
bên ngoài; chi phí nhân sự của ban KCS; chi phí quan
trắc môi trường định kỳ hàng năm; chi phí chăm s c,
trồng cây xanh làm đẹp cảnh quan; chi phí trang bị
bảo hộ lao động…
+ Chi phí phân bổ cho chất thải: DN sản xuất xi
măng c đặc thù là không c sản phẩm dở dang nên
đầu ra của quá trình sản xuất là xi măng và các loại
chất thải. Nếu quá trình sản xuất là hoàn hảo (hiệu
suất tạo ra sản phẩm là 100%) thì từ một khối lượng
M nguyên nhiên vật liệu đầu vào sẽ tạo ra tương ứng
1 tấn xi măng. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình sản
xuất không bao giờ là hoàn hảo, luôn luôn c một
phần nguyên nhiên vật liệu bị hao hụt và tạo thành
chất thải các loại. Do đ , giả sử, hiệu suất sản xuất
xi măng là h%, khi đ (M + m) nguyên nhiên vật liệu
đầu vào mới cho ra 1 tấn xi măng và kèm theo đ là
m’ chất thải phát sinh. Khi đ ,
Chi phí phân bổ cho chất thải = Tổng giá thành
sản xuất trong kỳ x Hiệu suất tạo ra chất thải
+ Chi phí tái chế: là khoản chi phí phát sinh liên
quan đến việc tái chế lượng chất thải đầu ra.
Ngoài ra, phân loại chi phí theo cách ứng xử của
chi phí thì các chi phí môi trường được phân loại
như sau: Phí cấp thoát nước; phí vận chuyển rác
thải; phí xử lý chất thải rắn; đào tạo, bồi dưỡng;
nhân sự trong các hoạt động quản lý môi trường; chi
phí an toàn lao động; chi phí khám và cấp thuốc cho
công nhân là biến phí, còn lại là định phí và không
c chi phí hỗn hợp.
Lập dự toán chi phí môi trường
Hiện tại, hầu hết các DN sản xuất xi măng thường
chỉ lập dự toán chi phí môi trường một cách tổng hợp
mà không thực hiện lập một cách chi tiết, cụ thể. Do
đ , các DN này nên lập dự toán chi phí môi trường
theo từng loại chi phí, sau đ tổng hợp dự toán cho tất
cả chi phí môi trường, cụ thể như:
+ Dự toán về chi phí xử lý chất thải
+ Dự toán chi phí ngăn ngừa và quản lýmôi trường
+ Dự toán chi phí phân bổ cho chất thải
+ Bảng tổng hợp dự toán chi phí môi trường
Tổ chức tập hợp, phân bổ chi phí môi trường
Việc tổ chức tập hợp, phân bổ hạch toán chi phí
môi trường một cách đúng đắn, phù hợp giúp DN
ghi nhận, tập hợp chi phí cho đúng đối tượng chịu chi
phí, hạch toán đúng nguyên tắc kế toán.
Trên thực tế, tại các DN sản xuất xi măng việc tập
hợp, phân bổ hạch toán chi phí cho các đối tượng là
chưa thực sự hợp lý, chẳng hạn:
- Các khoản phí, lệ phí môi trường được các DN
hạch toán vào tài khoản 642, tuy nhiên bộ phận quản
lý DN không thể gánh chịu phần chi phí này mà phải
do bộ phận sản xuất trực tiếp gánh chịu. Bởi vì, chính
bộ phận sản xuất trực tiếp mới là nơi phát sinh ra chất
thải. Do đ , các khoản phí, lệ phí này phải được hạch
toán vào tài khoản 627.
- Tương tự đối với khoản chi phí quan trắc môi
trường định kỳ chủ yếu thực hiện giám sát, giám định
tại khu vực sản xuất, lương của bộ phận quản lý môi
trường, chi phí phòng cháy chữa cháy. Do đ , chi
phí này cũng sẽ được tập hợp vào tài khoản 627 chứ
không phải tập hợp vào tài khoản 642 như hiện nay.
Ngoài ra, còn c chi phí khám và cấp thuốc miễn
phí cho công nhân làm việc tại phân xưởng được hạch
toán vào tài khoản 642 là không phù hợp với bộ phận
phát sinh chi phí nên phải hạch toán vào tài khoản 627.
Mặt khác, việc tập trung xử lý chất thải sẽ không
hiệu quả bằng việc ngăn ngừa, hạn chế chất thải. Vì
vậy, với đặc thù là sản xuất xi măng tạo ra rất nhiều
các chất thải, khí thải nên các DN sản xuất xi măng
cần tham khảo thay đổi dây truyền công nghệ sản
xuất, các giải pháp bảo vệ môi trường ngay trong quá
trình sản xuất kinh doanh từ các chuyên gia. Đây là
vấn đề các DN cần tập trung hướng đến bởi điều này
giúp giảm chi phí xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
bền vững, từ đ nâng cao chất lượng sản phẩm, uy
tín của DN, giúp DN kinh doanh phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS., TS. Phạm Đức Hiếu, PGS., TS. Nguyễn Thị Kim Thái, kế toán môi trường
trong DN, NXB Giáo dục, 2012;
2. Trần Phước Hiền, Định hướng xây dựng kế toán quản lý môi trường ở Việt Nam,
Luận văn Thạc sỹ, TP. Hồ Chí Minh, 2014;
3. Hoàng Thị Bích Ngọc, Kế toán quản trị môi trường – Bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán;
4. Nguyễn Thị Tiến, Kế toán quản trị môi trường tại Công ty cổ phần Xi măng
Vincem Hải Vân, Luận văn thạc sỹ, Đà Nẵng, 2014.
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86,87,88,89,...175
Powered by FlippingBook