K2 T3 - page 31

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
29
nói chung và hàng nông sản Việt Nam có thể kể
đến như: Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp
hàng hóa ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh phù
hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo
thuận lợi, minh bạch và ổn định dài hạn để thu hút
đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) có sức
cạnh tranh liên kết với nông dân theo chuỗi giá
trị; Môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường;
Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực
nông nghiệp đang được đẩy mạnh; Liên kết theo
chuỗi giá trị từng bước được hình thành và phát
triển theo chiều sâu; Công tác quản lý chất lượng
vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm
được chú trọng.
Trong những năm gần đây, Nhà nước luôn dành
sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời và hỗ trợ cho ngành
Nông nghiệp với tinh thần quyết tâm đổi mới tư
duy, mở cửa thị trường và chấp nhận cạnh tranh,
thực hiện tăng cường năng lực về quản lý, quản trị
sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, còn có sự hỗ trợ
của các cấp chính quyền để tổ chức nông dân liên
kết với các DN xây dựng những vùng nguyên liệu
tập trung, quy mô lớn, gắn với chế biến, tiêu thụ
nông sản để đủ sức cạnh tranh quốc tế trong chuỗi
giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam cũng còn
nhiều tồn tại và phải đối mặt với rất nhiều thách
thức. Theo đánh giá của các chuyên gia, có tới trên
80% lượng hàng nông sản của nước ta ra thị trường
thế giới phải thông qua trung gian bằng các “thương
hiệu” nước ngoài. Cùng với đó là rào cản chống bán
phá giá, môi trường, rào cản kỹ thuật tại “sân chơi”
hội nhập mà hàng hóa nước ta phải đối mặt. Sự phát
sinh tranh chấp thương mại nhưng năng lực giải
quyết còn thấp là một trong những thách thức lớn,
đặc biệt là trong bối cảnh nhận thức về luật pháp
Cơ hội và thách thức cho hàng nông sản
Việt Nam hiện có quan hệ với khoảng 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ, đã ký hiệp định thương mại
với 61 nước và thỏa thuận đối xử tối huệ quốc với 68
quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham
gia và thực hiện cam kết của các hiệp định thương
mại song phương, đa phương thế hệ mới hàng hoá
của Việt Nam nói chung, hàng nông sản nói riêng sẽ
có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với không
ít thách thức.
Cơ hội dễ dàng nhận diện nhất là hàng Việt Nam
có thể thâm nhập nhiều hơn vào các thị trường lớn
quốc tế, tiếp cận khoa học, công nghệ và thị trường
hiện đại. Với cơ hội mang lại từ thị trường quốc tế,
cộng với những thuận lợi mang tính nền tảng mà
nền nông nghiệp Việt Nam hiện đang sở hữu sẽ tạo
thêm sực mạnh cho hàng nông sản cạnh tranh với
hàng hóa nước ngoài khi hội nhập.
Những lợi thế mà nền nông nghiệp Việt Nam
Cơhội và tháchthức chohàng
nông sảnViệt Namtrong chuỗi giá trị toàn cầu
Nguyễn Đức Quỳnh
- Học viện Ngân hàng
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội to lớn cho nước ta trong việc mở rộng thị trường xuất
khẩu nông sản, song chính trong cơ hội đó lại hàm chứa những thách thức gay gắt, nhất là khả năng cạnh
tranh của hàng hóa nông sản. Làm thế nào để hàng nông sản Việt Nam phát huy được thế mạnh, chiếm
lĩnh thị trường quốc tế là vấn đề đang đặt ra?
Từ khóa: Hàng nông sản, xuất khẩu, chuỗi giá trị, toàn cầu hóa
International economic integration
brings about opportunities to expand
agriculture market, however, it also brings
about challenges of competitiveness for
these products. How to improve advantages
and hold the international market share of
agriculture products, it is a big question.
Keywords: agriculture products, export, value
chain, globalization
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...122
Powered by FlippingBook