K2 T3 - page 32

30
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
chống bán phá giá, chống trợ cấp và kinh nghiệm
đối phó của các DN và hiệp hội DN, ngành hàng
chưa đầy đủ.
Giải pháp tham gia hiệu quả
chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
Trong bối cảnh nêu trên, tham gia chuỗi giá trị
nông sản toàn cầu được xem là lối mở cho hàng
nông sản trong những năm tới. Theo đó, những vấn
đề cấp thiết đang đặt ra cần được giải quyết là:
Thứ nhất,
đẩy nhanh việc xây dựng và tạo lập
một nền nông nghiệp hữu cơ với sản phẩm là hàng
hóa “sạch”. Việc hình thành được chuỗi liên kết để
kiểm soát chặt từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu
thụ sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Chuỗi liên
kết này phải được thiết lập trên cơ sở tổng thể quy
hoạch phát triển nông nghiệp, với sự tham gia tích
cực của “4 nhà” (nhà DN, nhà nông, nhà khoa học
và Nhà nước). Tạo sự gắn kết giữa sản xuất và chế
biến, cũng cần phải thiết lập mối quan hệ bền vững
hơn giữa “4 nhà”, tạo nguồn cung nguyên liệu cũng
như nông sản thành phẩm cho thị trường một cách
chủ động và ổn định.
Thứ hai,
xóa bỏ các rào cản, thu hút đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư vào kinh tế nông
nghiệp, nông thôn luôn có nhiều rủi ro, ngoài ra,
kết cấu hạ tầng nông thôn còn thiếu đồng bộ. Việc
huy động vốn của các DN đầu tư vào nông nghiệp,
cũng như của chính nông dân cũng gặp nhiều khó
khăn do chính sách tín chấp bấp bênh. Chưa kể tới
năng suất lao động ở nông thôn còn thấp, hiện nay
phân bố không đồng đều, tác phong công nghiệp
trong sản xuất của nông dân nhiều hạn chế... Do
vậy, cần có chính sách kết hợp với các DN cung cấp
quy trình sản xuất ổn định, đào tạo nâng cao trình
độ, tay nghề, áp dụng khoa học – công nghệ cho
nông dân. Hơn lúc nào hết, DN phải dẫn đầu giúp
nông dân tìm ra giống cây, con mới đem lại năng
suất lao động cao, để nông dân không phải tự đi tìm
kiếm thị trường và dần khẳng định thị trường đầu
ra của sản phẩm nông nghiệp.
Thứ ba,
tổ chức tốt thị trường, hệ thống và
các kênh phân phối nông sản. Việc xây dựng
hệ thống phân phối hàng hóa nông sản đã từng
được nhiều chuyên gia chỉ ra là “mắt xích” quan
trọng nhưng lại chính là khâu yếu hiện nay. Điều
cốt yếu vẫn là thiếu sự liên kết cần thiết giữa
nông dân và DN thu mua, phân phối cũng như
thiếu tầm nhìn về việc xây dựng mạng lưới phân
phối. Trong việc tiêu thụ hàng hóa và thiết lập
kênh phân phối, DN đóng một vai trò cực kỳ
quan trọng. Theo đó, các DN có thể chủ động tổ
chức vùng nguyên liệu, đặt hàng nông dân, tổ
chức mạng lưới phân phối.
Bên cạnh các giải pháp trên, thời gian tới Việt
Nam cần hướng đến những mục tiêu cụ thể là:
Một là
, nhanh chóng tạo ra thặng dư trong nông
nghiệp. Việc tạo ra một khối lượng thặng dư nông
nghiệp sẽ là bước đi cần thiết để cung cấp nguồn tài
chính nhằm giải quyết những vấn đề lâu dài hơn.
Tốc độ phát triển trong tương lai của nông thôn Việt
Nam không những phụ thuộc vào sự thành công
trong việc tạo ra thặng dư nông nghiệp mà còn phụ
thuộc vào thặng dư đó được đầu tư một cách khôn
ngoan và có lợi như thế nào.
Hai là,
tổ chức tốt khâu lưu thông hàng hóa nhằm
tạo ra những tiền đề bên trong cho sản xuất và phân
công lao động trong nông nghiệp theo hướng mở
rộng các ngành, nghề chế biến dịch vụ bên cạnh sản
xuất nông nghiệp; đồng thời, tạo ra các tiền đề bên
ngoài (đặc biệt là mở rộng thị trường xuất khẩu) để
đưa sản xuất hàng hóa ở nông thôn lên quy mô lớn,
tiếp cận với thị trường thế giới.
Ba là,
cấu trúc lại nền sản xuất nông nghiệp theo
hướng gắn chặt sản xuất với thị trường, trên cơ sở
phát huy tối đa các lợi thế so sánh vùng, địa phương.
Chuyển hướng cơ cấu theo hướng nông nghiệp sản
xuất hàng hóa lớn, hiện đại, có tỷ suất hàng hóa cao
gắn với nhu cầu thị trường khu vực và thế giới thì
nông nghiệp không thể có sức cạnh tranh trong xu
thế hội nhập ngày càng sâu rộng.
Bốn là,
xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt
Nam. Nông sản của Việt Nam luôn có giá thấp hơn
so với nông sản của các nước có cùng mặt hàng.
Trong 15 năm gần đây, chúng ta đã thành công trong
việc xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (cà phê,
tiêu, điều, thủy sản, hoa quả...) sang thị trường châu
Âu, Mỹ, song do quá chú trọng về số lượng nên vấn
đề thương hiệu chưa được quan tâm.
Để giải quyết vấn đề này, các hiệp hội ngành
hàng nông, lâm sản của Việt Nam nên tổ chức giới
thiệu sản phẩm của ngành mình cho người tiêu
dùng ở một số địa phương tại các nước mà hàng
Việt Nam xuất khẩu tới, nhằm tạo dựng niềm tin
của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nông sản
mang thương hiệu Việt Nam. Có như vậy thương
hiệu, hàng nông sản của nước ta mới có thể tham
gia chuỗi nông sản thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Hà Công Tuấn, Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam khi
tham gia hội nhập;
2. VCCI, 2015: Diễn đàn doanh nhân cùng nông dân hội nhập;
3. Các trang điện tử: tạpchitaichinh.vn; vcci.com.vn; chinhphu.vn…
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...122
Powered by FlippingBook