K2 T3 - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
33
thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Nguồn
lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong
phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính
còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như
tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển
đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên
100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải
sản khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai
thác 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm. Tài nguyên du lịch biển
cũng là một ưu thế đặc biệt, mở ra triển vọng khai
thác tổng hợp để phát triển mạnh. Dọc bờ biển Việt
Nam có hàng trăm bãi tắm, trong đó có những bãi
tắm có chiều dài lên đến 15 - 18km đủ điều kiện
thuận lợi khai thác phát triển du lịch biển. Hệ thống
đảo và quần đảo phong phú, trải dài từ vùng biển
Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo thống kê, ven
bờ nước ta có 2.773 đảo lớn, nhỏ các loại với tổng
diện tích vào khoảng 1.700 km2... Sự kết hợp hài hoà
giữa cảnh quan tự nhiên với cảnh quan văn hoá - xã
hội của biển, vùng ven biển và các hải đảo cùng với
điều kiện thuận lợi về vị trí, địa hình của vùng ven
biển đã tạo lợi thế phát triển du lịch biển hơn so với
nhiều loại hình du lịch khác trên đất liền.
Nguồn nhân lực dồi dào ven biển:
Đây là nhân tố
quan trọng hàng đầu quyết định kết quả khai thác
tiềm năng nguồn lợi biển. Với số dân hơn 20 triệu
người đang sinh sống, các vùng ven biển và đảo của
Việt Nam đang có lực lượng lao động khoảng 12,8
triệu người, chiếm 35,47% lao động cả nước. Đây là
nguồn nhân lực quan trọng đối với quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, nhận thức
tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của
đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành
và thực thi nhiều chủ trương, chính sách quan trọng
nhằm khai thác các tiềm năng, các lợi thế của biển
Tiềm năng phát triển kinh tế biển
Nhiều nghiên cứu cho thấy, biển Việt Nam chứa
đựng những tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, nổi
bật là các lợi thế:
Vị trí chiến lược và là nhân tố địa lợi của sự phát
triển:
Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu và một phần giao lưu nội địa của nước ta
được vận chuyển bằng đường biển trên Biển Đông.
Trong một vài thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao của các nước trong khu vực, vùng biển
Việt Nam sẽ trở thành cầu nối quan trọng để phát
triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn:
Trên vùng biển rộng hơn l triệu km2 của Việt Nam,
có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có
dầu khí. Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta
còn có nhiều khoáng sản quý. Vùng ven biển nước
ta cũng có nhiều loại khoáng sản có giá trị và tiềm
năng phát triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát
Nhữngtháchthức trong
Phát huy tiềmnăng kinhtế biểnởViệt Nam
ThS. Nguyễn Thị Thủy -
Đại học Điều dưỡng Nam Định
Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài gắn liền với biển. Biển chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn để phát
triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và
nguồn lực con người. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển kinh tế biển của Việt Nam cũng
đang có không ít những tồn tại cần được khắc phục, hạn chế.
Từ khóa: Kinh tế biển, phát triển, bền vững, vùng ven biển
Vietnam has a long history with close
connection with sea. Sea and coast have great
potential for socio-economic development, it
is remarkable for advantages of geographic
location, mineral resources and human
resources. However, beside the advantages,
economic development of the sea is facing
difficulties.
Keywords: sea economic, development, sustain-
able, coastal area
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...122
Powered by FlippingBook