K2 T3 - page 37

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
35
chủ sở hữu (các bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân
cấp tỉnh), tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính
2015 có 652 doanh nghiệp (DN) do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ. Trong đó, có 7 tập đoàn kinh
tế; Có 76 tổng công ty nhà nước (không bao gồm số
liệu của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam do đang thực hiện tái cơ cấu theo Nghị quyết
của Bộ Chính trị, Chính phủ); Có 20 công ty TNHH
Một thành viên hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ - công ty con; Có 212 Công ty TNHH Một thành
viên độc lập hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch
vụ, sản phẩm công ích; Có 337 Công ty TNHH Một
thành viên độc lập hoạt động sản xuất kinh doanh
thương mại.
Qua phân tích, đánh giá số liệu từ báo cáo của
các bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho
thấy, tổng tài sản của các DN năm 2015 là 3.043.687
tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2014. Tỷ
trọng tài sản cố định bình quân chiếm 35% tổng
tài sản. Trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty,
công ty mẹ - công ty con có tổng tài sản là 2.821.006
tỷ đồng, chiếm 93% tổng tài sản; các công ty TNHH
Một thành viên độc lập còn lại chiếm 7% tổng tài
sản. Vốn chủ sở hữu của các DN là 1.376.236 tỷ
đồng, tăng 8% so với năm 2014 (xét trong cùng số
lượng 652 DNNN hiện có năm 2015). Trong đó,
khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - công
ty con là 1.254.899 tỷ đồng, tăng 8% so với năm
2014, chiếm 91% tổng vốn chủ sở hữu (Tập đoàn là
901.613 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2014; khối các
tổng công ty là 322.907 tỷ đồng, tăng 12% so với
năm 2014). Tổng doanh thu của các DN năm 2015
đạt 1.588.326 tỷ đồng, tương đương với mức thực
hiện năm 2014.
Như vậy, qua đánh giá kết quả hoạt động sản
Tình hình quản lý, sử dụng vốn
của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại
doanh nghiệp (DN) (có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 1/7/2015), Nhà nước đầu tư vốn vào DN
thông qua 4 hình thức: (i) Đầu tư vốn Nhà nước
để thành lập mới DN nhà nước (DNNN); (ii) Đầu
tư vốn nhà nước để bổ sung vốn điều lệ cho các
DNNN đang hoạt động; (iii) Đầu tư vốn nhà nước
để duy trì tỷ lệ Nhà nước nắm giữ tại các công ty
cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên; (iv)
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc
toàn bộ DN.
Theo số liệu báo cáo của các cơ quan đại diện
Nâng caohiệuquả quản lý,
sửdụngvốnnhànước tại các doanhnghiệp
ThS. Lương Thanh Bình
Để đánh giá trình độ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng
thước đo được đánh giá trên hai góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Từ thước đo này, việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Đánh
giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn tại các doanh nghiệp giúp các cơ quan quản lý thấy được hiệu quả hoạt
động kinh doanh nói chung và trình độ quản lý, sử dụng vốn tại các doanh nghiệp nói riêng.
Từ khóa: Quản lý, sử dụng vốn, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế, Tập đoàn, Tổng công ty
To evaluate management level of business
operation within an enterprise, we use a
measure of economic and social efficiency.
From this measure, improvement of capital
use efficiency is a regular and compulsory
requirement for enterprise. Effective
evaluation of management and use of
capital at enterprises will help management
agencies with insight of business performance
and management and use of capital at the
enterprises.
Keywords: management, use of capital,
state-owned enterprise, economics, group,
corporation
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...122
Powered by FlippingBook