K2 T3 - page 40

38
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Từ năm 1990, UNDP lần đầu tiên đưa ra chỉ số
phát triển con người (HDI), đây là chỉ số so sánh
định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ
và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế
giới. HDI trở thành một trong những công cụ quản
lý và hoạch định chính sách, nhờ có chỉ số HDI, việc
đánh giá thành tựu phát triển được toàn diện hơn,
song chỉ số này chưa phản ánh được hết sự phát
triển con người trong mối quan hệ với các vấn đề
như chính trị, văn hóa, bất bình đẳng trong xã hội…
Theo báo cáo của UNDP năm 2015, trong vòng 25
năm qua đã có nhiều quốc gia và nhiều người thoát
ra khỏi nhóm phát triển con người thấp hơn giai
đoạn trước (từ 62 quốc gia với 3 tỷ người trên 1990
xuống còn 43 quốc gia với hơn 1 tỷ người năm 2014);
đồng thời, có nhiều quốc gia và nhiều người tiến lên
nhóm phát triển con người cao và rất cao (từ 47 quốc
gia với 1,2 tỷ người năm 1990 tăng lên 84 quốc gia
với 3,6 tỷ người năm 2014).
Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm
2015 cho biết, chỉ số HDI của Việt Nam xếp hạng
116/188 quốc gia, đạt giá trị là 0,666. Việt Nam được
ghi nhận tuổi thọ là 71,5 tuổi, năm đi học bình quân
5,5 năm và số năm đi học kỳ vọng 11,9 năm, tổng
thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người 4.892
USD, GDP bình quân đầu người là 2.109 USD.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay tình trạng bất bình
đẳng gia tăng nhanh chóng, các vấn đề an sinh xã
hội, chính sách xã hội tồn tại nhiều bất cập như:
50% người nghèo không có trợ cấp xã hội, chỉ có
20% người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội,
khoảng 70% việc làm thuộc khu vực không chính
thức. Từ năm 2010, UNDP sử dụng phương pháp
tính HDI mới, trong đó giá trị của HDI được tính
là trung bình nhân của chỉ số tuổi thọ (LEI), chỉ số
giáo dục (EI) và chỉ số thu nhập (II). So với thời
Phát triển con người, chỉ số
phát triển con người và một số vấn đề đặt ra
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, thuật ngữ phát
triển nguồn nhân lực hay phát triển nguồn tài nguyên
người (HRD) được hình thành và phát triển dựa trên
lý thuyết phát triển của Liên Hợp Quốc về vị trí của
con người, bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm
năng con người nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Đến năm 1990, khái
niệm “phát triển con người” xuất hiện gắn với báo cáo
vê phát triển con người trong Chương trình phát triển
của Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố: “Phát triển con
người là quá trình mở rộng sự lựa chọn cho con người.
Điều quan trọng nhất của phạm vi lựa chọn rộng lớn
đó là để con người sống một cuộc sống lâu dài và khỏe
mạnh, được giáo dục và được tiếp cận đến các nguồn
lực cần thiết cho một mức sống cao”.
Mối quanhệ giữa chỉ số phát triển
conngười và giải quyết các vấnđề xãhội
ThS. Đào Thị Tân, ThS. Phạm Thị Hồng Nhung
- Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Phát triển con người trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng đều hướng tới mục đích nâng cao năng
lực và tạo điều kiện cho sự phát triển của con người một cách toàn diện, đặc biệt gia tăng về giá trị cho con
người ở mức sống, giáo dục và y tế. Dưới góc độ nghiên cứu, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa nâng cao chỉ
số phát triển con người với việc giải quyết các vấn đề xã hội, chỉ ra mối quan hệ trên là chìa khóa then chốt
thúc đẩy sự kết hợp các mục tiêu kinh tế - mục tiêu xã hội ngày càng đồng bộ, hiệu quả.
Từ khóa: Phát triển con người, chỉ số phát triển con người, vấn đề xã hội
Human resource development is targeted
at building capacity and facilitating
comprehensive improvement particularly in
living standard, education and healthcare.
Within the scope of this research, the article
clarifies the relationship between human
development index and social problem
solution and views that this relationship is
key to effectively combine social and economic
development goals.
Keywords: human development, human devel-
opment index, social issues
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...122
Powered by FlippingBook