K2 T3 - page 36

34
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
để phát triển kinh tế và đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ. So với thời kỳ trước, kinh tế biển
của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã
có bước chuyển biến đáng kể. Cơ cấu ngành, nghề
đang có sự thay đổi lớn, đã xuất hiện nhiều ngành,
kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại.
Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan
trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho
xuất khẩu… Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, các lĩnh vực kinh tế biển còn kém phát triển ở
nhiều mặt, việc quản lý và khai thác biển kém hiệu
quả, gây lãng phí tiềm năng của biển…
Những khó khăn, thách thức
Bên cạnh những thuận lợi, những khó khăn, hạn
chế trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện
nay là:
- Việc tổ chức đánh bắt xa bờ còn tồn tại nhiều
vấn đề về điều tra nguồn lợi, xác định ngư trường,
mùa vụ đối tượng đánh bắt, trang bị nghề khai thác,
cỡ loại tàu thuyền đối với từng nghề. Các phương
tiện đánh bắt cá, đặc biệt là đánh bắt xa bờ còn khá
lạc hậu, tàu thuyền công suất thấp. Hệ thống cơ sở
hạ tầng, bến cá, chợ cá quy mô còn nhỏ chưa đáp
ứng được công tác hậu cần đánh bắt cá quy mô lớn.
- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng biển còn
khó khăn, trình độ dân trí thấp, chuyển đổi cơ cấu
vùng ven biển còn chậm. Trình độ công nghệ trong
khai thác, nuôi trồng, chế biến nhìn chung còn lạc
hậu, dẫn đến năng suất thấp giá thành cao, khả
năng cạnh tranh trong hội nhập còn nhiều khó khăn
và thách thức. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản
còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do ý thức chấp
hàng luật pháp của dân chưa cao.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và nghiên cứu
sản xuất các loài giống thủy sản có giá trị kinh tế
cao cũng như áp dụng những thành tựu khoa học
thế giới vào sản xuất con giống, thức ăn và các giải
pháp phòng trị bệnh còn yếu, nên hiệu quả sản xuất
còn hạn chế.
- Hoạt động sản xuất vẫn còn mang tính tự cấp,
tự túc, công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, sản phẩm
tạo ra chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, ngư dân
còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và
thủy vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa, bão, lũ
gây ra nhiều tổn thất to lớn. Cuộc sống của người
dân lao động trong nghề vẫn còn nhiều vất vả, bấp
bênh, do đó không tạo được sự gắn kết với nghề.
- Khả năng dự đoán tình hình thời tiết còn thiếu
tính chính xác và kịp thời, hơn nữa khả năng truyền
thông, truyền tin liên lạc còn khá hạn chế. Bên cạnh
đó, công tác phòng vệ bảo đảm an toàn tính mạng
của ngư dân đánh bắt xa bờ còn chưa hoàn thiện.
- Thị trường ngày càng khắt khe hơn với yêu cầu vệ
sinh và chất lượng cùng với những quy định chặt chẽ
về quản lý sẽ là bất lợi đối với Việt Nam. Nguồn lao
động tuy đông nhưng trình độ văn hóa kỹ thuật chưa
cao, lực lượng được đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết
chỉ dựa vào kinh nghiệm, do đó khó theo kịp sự thay
đổi của điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường.
- Hoạt động hỗ trợ vốn vay cho ngư dân còn hạn
chế. Việc này gây ra nhiều khó khăn cho người dân
trong việc đầu tư vào các phương tiện đánh bắt cá.
Bên cạnh đó, tình trạng ép giá hay nói cách khác,
giá cả thu mua chưa thực sự phù hợp theo mùa vụ
của các doanh nghiệp cũng gây khó dễ cho ngư dân
trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm với giá cả hợp
lý. Công tác bảo hiểm tàu thuyền và bảo hiểm thân
thể cho người dân đánh bắt còn nhiều hạn chế.
Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”,
nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng mạnh ra
biển để phát triển, để hội đủ ba thế mạnh: mạnh về
kinh tế biển; mạnh về khoa học biển; và mạnh về
thực lực quản lý tổng hợp biển. Việt Nam không
phải là ngoại lệ. Việc Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Khóa X thông qua Nghị quyết 09-NQ/TW
ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020 đã cho thấy quyết tâm của Việt Nam đi theo xu
hướng trên. Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu đến
năm 2020 Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh
về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi
tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành,
nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc
độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm
nhìn dài hạn.
Để thực hiện thắng lợi Chiến lược biển, cần nâng
cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh điều
tra cơ bản và phát triển khoa học – công nghệ biển;
triển khai công tác quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh các
vùng biển và ven biển; tiếp tục xây dựng đồng bộ
khung khổ pháp lý về biển và hệ thống chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển các lĩnh vực liên
quan đến biển và vùng ven biển; tăng cường công
tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển; phát triển
nguồn nhân lực và phát triển một số tập đoàn kinh
tế mạnh trong lĩnh vực kinh tế biển.
Tài liệu tham khảo:
1.
;
2.
-
kinh-te-bien-20151015162256855.htm;
3. Ciem, Phát triển kinh tế biển, Trung tâm Thông tin - tư liệu.
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...122
Powered by FlippingBook