K2 T3 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
39
điểm trước năm 2010, phương pháp tính mới này
có thêm vào chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI) gắn
với hai yếu tố: bình đẳng và bền vững. Theo chỉ số
này, tỷ lệ nghèo đói đa chiều ở Việt Nam đã tăng
lên mức 23,3%, thay vì mức 14,5% là tỷ lệ nghèo đói
quốc gia nếu chỉ tính theo mức thu nhập trung bình.
Do đó, chỉ số HDI để duy trì ở mức trung bình như
hiện nay thì cần gắn bó chặt chẽ với quá trình giải
quyết các vấn đề xã hội.
Như vậy, từ nghiên cứu một số chỉ số HDI và
vấn đề xã hội, nảy sinh một số vấn đề như sau:
Về sự kết hợp mục tiêu phát triển kinh tế với mục
tiêu giải quyết các vấn đề xã hội. Kế hoạch phát
triển kinh tế phải gắn với mục tiêu xã hội, có sự
đồng bộ thống nhất giữa chính sách kinh tế và
chính sách xã hội, các chính sách kinh tế cần tính
đến những tác động và hậu quả trực tiếp và gián
tiếp đến các mục tiêu xã hội. Về hoàn thiện thể chế
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội; tiến bộ, công bằng xã hội là
nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao và
bền vững. Để mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế
thực hiện có hiệu quả, cần có một khung pháp lý
với các quy tắc, chế tài quy định cho các chủ thể
tham gia quá trình phát triển kinh tế - xã hội; Xây
dựng và hoàn thiện thể chế tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ và công bằng xã hội phải trong từng
chính sách phát triển.
Định hướng nâng cao chỉ số
phát triển con người và giải quyết vấn đề xã hội
Giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện
đang trở thành một trong những nhiệm vụ hàng
đầu nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Để giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội cần tập
trung thực hiện một số giải pháp sau:
Một là,
khuyến khích mọi người dân làm giàu
theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa
đói, giảm nghèo; Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người
tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển; Tạo
động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài
năng, sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ pháp
luật và đạo đức cho phép. Xây dựng và thực hiện
có kết quả cao chương trình xóa đói giảm nghèo, đề
phòng tái đói, tái nghèo và nâng cao dần chuẩn đói
nghèo khi mức sống chung tăng lên.
Hai là,
chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục – đào tạo. Giáo dục, đào tạo là chìa khóa
then chốt để tạo ra chất lượng nguồn nhân lực cao
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Đổi mới giáo dục, đào tạo cần khắc phục tình
trạng yếu và thiếu về số lượng, chất lượng; các yếu
tố chuẩn đào tạo các cấp học, ngành học; áp lực,
cơ hội phát triển nghề nghiệp và phúc lợi xã hội
của giáo viên chưa tương xứng...; hiệu quả quản lý
ngành dọc còn hạn chế. Đồng thời, phải có những
hoạch định hiệu quả, bền vững cho chiến lược phát
triển con người.
Ba là,
bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu,
bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu
nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Xây dựng hệ
thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ
thống bảo hiểm; Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ
xã hội, tạo nhiều việc làm ở trong nước và đẩy mạnh
xuất khẩu lao động; Thực hiện chính sách ưu đãi xã
hội; Đổi mới chính sách tiền lương; Phân phối thu
nhập xã hội công bằng, hợp lý.
Bốn là,
thực hiện tốt và có hiệu quả hơn nữa các
chính sách xã hội như: Xóa đói, giảm nghèo, lao
động, việc làm, phát triển hệ thống y tế; Hoàn thiện
mạng lưới y tế cơ sở, quan tâm chăm sóc y tế tốt hơn
đối với các đối tượng chính sách, phát triển các dịch
vụ y tế công nghệ cao, các dịch vụ y tế ngoài công
lập; Quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản; Giảm
nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; Giảm tốc độ
tăng dân số, bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp
lý; Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Như vậy, yêu cầu đặt ra là bên cạnh phát triển
kinh tế cần chú trọng tới vấn đề phát triển con người
toàn diện. Tăng trưởng kinh tế là phương tiện để
con người phát triển chính mình. Khi con người
được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thì
sự phát triển của các lĩnh vực khác phải nhằm tạo ra
những tiền đề vật chất và tinh thần cho sự phát triển
con người.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2. Nguyễn Đình Tuấn (2014), “Nghiên cứu phát triển con người: Quan điểm, xu
hướng và gợi mở”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 1;
3.UNDP (1990-2003), Humam Development Report, New York Oxford
University Press.
4. Các website:
www. worldbank. org.vn;
.
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam hiện
xếp hạng thứ 116/188 quốc gia, được đánh giá
ở mức độ trung bình, tuy nhiên có một số ý
kiến cho rằng, chỉ số này chưa được cải thiện
hoặc đang trong tình trạng chậm dần và có
nguy cơ tụt hậu.
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...122
Powered by FlippingBook