K2 T3 - page 39

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
37
Một số giải pháp và kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn
vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh
doanh tại DN hiện nay, cần triển khai thực hiện một
số giải pháp sau:
Một là,
theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về
tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước
và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn
2016 – 2020, danh mục DNNN thực hiện sắp xếp
giai đoạn 2016 - 2020 gồm 240 DN, trong đó có 103
DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ; 04 DN thực hiện
cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều
lệ; 27 DN thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ
trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; 106 DN cổ phần
hóa, Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Căn cứ Quyết định trên, Bộ trưởng bộ quản lý
ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội
đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty cần
quyết liệt thực hiện triển khai sắp xếp các DN trong
giai đoạn 2016 - 2020. Xây dựng lộ trình và tổ chức
bán phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để
đảm bảo phù hợp với các tiêu chí.
Hai là,
các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà
nước, DNNN rà soát, xác định lại nhiệm vụ, ngành
nghề kinh doanh chính. Tập đoàn kinh tế, tổng công
ty nhà nước tập trung vào kinh doanh những ngành
chính và những ngành liên quan phục vụ trực tiếp
ngành, nghề kinh doanh chính. Xây dựng Chiến lược
phát triển đến năm 2025, tầm nhiền đến năm 2030
phù hợp với chiến lược phát triển ngành, nhu cầu của
thị trường, khả năng cân đối và giải pháp về vốn đầu
tư cho giai đoạn và năng lực trình độ quản lý.
Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty,
DNNN xây dựng phương án tái cơ cấu mà trọng
tâm là công tác sắp xếp lại DN, cổ phần hóa, thoái
vốn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Rà soát bổ
sung hoặc xây dựng ban hành các định mức kinh
tế kỹ thuật đối với các hoạt động của DN làm cơ sở
để quản lý, kiểm tra, giám sát tăng hiệu quả hoạt
động của DN; Xây dựng phương án tổ chức sản
xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu các DN thành
viên để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp
tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh
tranh nội bộ theo hướng sáp nhập, hợp nhất các DN
thành viên kinh doanh cùng ngành nghề.
Triển khai thực hiện thoái vốn theo kế hoạch
được duyệt trong giai đoạn 2016-2020 tại các DN
khác theo đúng quy định về tiêu chí phân loại
DNNN, DN có vốn nhà nước và vốn đầu tư vào 5
lĩnh vực nhạy cảm. Triển khai công tác cổ phần hóa
các DN theo tiêu chí, danh mục, phân loại DNNN
được Thủ tướng Chính phủ ban hành và các quy
định của pháp luật hiện hành.
Ba là,
tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên,
thanh tra định kỳ việc chấp hành pháp luật thực
hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ
được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của công
ty con, cán bộ quản lý DN; kịp thời chấn chỉnh sai
phạm. Nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của
các công ty liên kết, thông qua người đại diện phần
vốn của DN là cổ đông tham gia vào các quyết định
của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Bốn là,
cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với phần
vốn nhà nước tại các DN đã cổ phần hóa thông qua
người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các DN
đã cổ phần thực hiện nghiêm quy định về đăng ký
lưu ký, đăng ký giao dịch, đăng ký niêm yết trên thị
trường chứng khoán theo đúng quy định.
Năm là,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám
sát DNNN. Đẩy nhanh việc minh bạch, công khai
hóa thông tin về hoạt động của DNNN. Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt
động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Sáu là,
tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các
bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công
ty nhà nước trong việc thực hiện phương án sắp
xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu DN đã được phê duyệt.
Có thể nói, với sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ
và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, cơ quan,
đơn vị liên quan trong công tác giám sát tài chính và
đầu tư quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN sẽ góp
phần giúp DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trong thời gian tới. Qua đó, nâng
cao sức cạnh tranh hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững, tạo tiền đề vững chắc góp phần thực hiện
cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo số 428/BC-CP ngày 17/10/2016 về hoạt động đầu tư, quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại DN trong phạm vi toàn quốc năm 2015;
2. Quốc hội (2014), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh tại DN, ban hành ngày 26/11/ 2014;
3. Lương Thanh Bình (2014), Vai trò của DNNN và những vấn đề cần thay đổi,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12/2014, tr.22-24;
4. Phạm Thị Vân Anh (2014), Quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh
nghiệp: Thực trạng và một số kiến nghị, Tạp chí Tài chính số 10-2014;
5. Phạm Minh Ngọc (2015), Quản lý sử dụng vốn, tài sản tại DNNN: vẫn chưa
có giải pháp căn bản,
-
dung-von-tai-san-tai-DNNN-van-chua-co-giai-phap-can-ban.html, ngày
26/10/2015.
6. Các website: tapchitaichinh.vn; duthaoonline.quochoi.vn…
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...122
Powered by FlippingBook