K2 T3 - page 38

36
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
xuất kinh doanh của các DNNN và DN có vốn Nhà
nước năm 2015 cho thấy, mặc dù bối cảnh tình hình
kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng
các DNNN đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được
giao; Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
có chuyển biến tích cực; Tình hình tài chính lành
mạnh hơn, vốn nhà nước đầu tư vào DN được bảo
toàn và phát triển, đóng góp số thu cho ngân sách
nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng
trưởng kinh tế. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước
thuế/vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời
của DN đạt mức khá.
Quan trọng hơn, việc huy động vốn của hầu hết
DN đều nằm trong giới hạn quy định (không vượt
quá 3 lần vốn chủ sở hữu) nên tình hình tài chính
của DN được an toàn và khả năng bảo toàn vốn cao.
Các DNNN, DN có vốn góp nhà nước vẫn đóng vai
trò chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng
sản phẩm, dịch vụ công ích; một số DNNN hoạt
động trong lĩnh vực như: Dịch vụ viễn thông, đầu
tư kết cấu hạ tầng, vẫn phát huy được thế mạnh
trong nền kinh tế thị trường.
Những khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc
quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các DN vẫn còn
một số tồn tại, hạn chế sau:
Thứ nhất,
thực tế hiện nay vẫn còn nhiều DN chưa
chủ động xử lý nợ. Phần lớn DN có nợ tồn đọng đều
là những DN có khó khăn về tài chính. Hiệu quả đầu
tư của nhiều DN thấp, sản phẩm đầu tư có khả năng
cạnh tranh không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của
thị trường; không cân đối với khả năng tài chính của
DN, phải sử dụng vốn vay ngắn hạn với lãi suất cao;
máy móc thiết bị đầu tư lạc hậu; đầu tư không có quy
hoạch, công tác quản lý đầu tư yếu kém dẫn đến kinh
doanh thua lỗ, không trả được nợ, mất vốn Nhà nước
(như, giấy, mía đường, dâu tằm tơ…).
Thứ hai,
quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ
sở hữu tại một số tổng công ty còn nhỏ và chậm,
một số tổng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh
hiệu quả thấp, kinh doanh thua lỗ, nhất là các DN
trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đồng thời, việc
huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa
dạng hoá ngành nghề kinh doanh, thành lập nhiều
công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều
lĩnh vực, ngành nghề của một số tập đoàn, tổng
công ty trong khi năng lực quản lý và khả năng
tài chính có hạn đã dẫn tới hệ số nợ phải trả/vốn
chủ sở hữu cao, ảnh hưởng không tốt đến năng
lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn tại DN. Đặc
biệt, việc một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước huy động vốn lớn, vượt quá mức khống chế
theo quy định (không quá 3 lần vốn chủ sở hữu) dể
dẫn đến mất khả năng thanh toán ảnh hưởng đến
an toàn tài chính của DN.
Thứ ba,
đối với DN thường xuyên làm nhiệm vụ
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hiệu quả hoạt
động chưa cao do doanh thu của các DN này phụ
thuộc nhiều vào giá dịch vụ do Nhà nước quy định
và nguồn kinh phí của Nhà nước được sử dụng để
mua sản phẩm, dịch vụ công ích.
Thứ tư,
DNNN hoạt động trong lĩnh vực nông,
lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, thua lỗ chủ yếu là
các DN độc lập thuộc địa phương.
Thứ năm,
một số DNNN chưa thực hiện đầy đủ
chế độ báo cáo, giám sát DN với cơ quan đại diện
chủ sở hữu và cơ quan tài chính theo quy định. Việc
xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh
và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, hàng năm và
phê duyệt của chủ sở hữu theo quy định đối với DN
độc lập chưa được chú trọng, nên việc đầu tư phát
triển của DN này gắn với phát triển ngành, lĩnh vực,
sản phẩm còn thiếu tính dự báo, thiếu sự liên kết để
đáp ứng yêu cầu phát triển chung
Thứ sáu,
công tác kiểm tra giám sát tài chính DN
chưa được thực hiện thường xuyên, nên những sai
phạm trong việc đầu tư, quản lý tài chính tại các DN
không được phát hiện kịp thời, khả năng phát sinh
tổn thất lớn. Mặt khác, do thực hiện cơ chế “hậu
kiểm” nên các cơ quan quản lý nhà nước không thực
hiện việc kiểm tra quyết toán báo cáo tài chính như
trước đây mà thay vào đó là cơ chế quản lý và đánh
giá hiệu quả hoạt động của DNNN.
Tuy nhiên, do chưa có quy định và chế tài cụ thể
ràng buộc trách nhiệm của kiểm toán viên, công
ty kiểm toán độc lập cũng như chất lượng đội ngũ
kiểm toán viên còn thấp, nên phản ánh còn chưa
chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của DN.
Thêm vào đó, công tác kiểm toán, thanh tra nhà
nước còn mang tính kế hoạch nên tính phòng ngừa
rủi ro chưa cao.
Theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về tiêu
chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh
nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn
2016 – 2020, danh mục doanh nghiệp nhà
nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020
gồm240 doanh nghiệp, trong đó có 103 doanh
nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...122
Powered by FlippingBook