TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 39

40
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
chính cho ngân sách nhà nước, tăng cường giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn
vị sự nghiệp công lập. Nhìn chung, Nghị định số
16/2015/NĐ-CP đã khắc phục được những hạn chế
của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP nâng cao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thúc đẩy hoạt động
của các đơn vị cung cấp sự nghiệp công nói chung
và của các trường đại học công lập nói riêng theo
hướng chất lượng, hiệu quả; nâng cao số lượng, đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu hưởng thụ dịch vụ công của xã hội. Tuy
nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều vướng
mắc, kết quả đạt được chưa như kỳ vọng.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội
và của người sử dụng lao động, các trường đại học
công lập cũng đã không ngừng cải tiến phương
pháp giảng dạy, thu hút nguồn nhân lực trình độ
cao, đào tạo, phát triển đội ngũ, đầu tư cơ sở vật
chất, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ, giảng
viên… Thực tế này đã làm gia tăng chi phí, buộc các
trường phải đổi mới tư duy quản trị, nhất là về quản
trị chi phí. Nghĩa là, các nhà lãnh đạo các đơn vị đại
học công lập phải sử dụng nguồn nhân lực, nguồn
tài chính của đơn vị hợp lý, hiệu quả nhằm đạt được
mục tiêu, điều này phụ thuộc rất nhiều vào thông
tin do kế toán cung cấp.
Khảo sát thực tế tại các trường đại học công
lập thực hiện tự chủ tài chính hiện nay cho thấy,
bên cạnh hoạt động đào tạo chính quy, các đơn
vị đại học công lập cũng đã tổ chức đào tạo thêm
các hệ vừa học vừa làm, từ xa và liên thông. Mỗi
loại hình đào tạo lại có mức thu học phí, phạm vi
phát sinh chi phí, đối tượng chịu chi phí cũng như
giá thành dịch vụ của từng loại hình đào tạo cũng
Cơ chế tự chủ đại học công lập
và các hoạt động phát sinh chi phí
Ngày 14/2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ cho
đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số
43/2006 ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ chế, chính
sách này đã nhận được sự đồng thuận cao của các
cấp, các ngành, được đánh giá là bước đột phá mới
trên lộ trình đổi mới toàn diện, “cởi trói” cho các
đơn vị sự nghiệp công phát triển, giảm áp lực tài
NHỮNGLƯUÝ TRONGKẾTOÁNQUẢNTRỊ CHI PHÍ
TẠI CÁCTRƯ NGĐẠI HỌC CÔNGLẬPTỰCHỦ
ThS. LÊ QUỐC DIỄM *
Tự chủ đại học là xu hướng tất yếu và là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển hệ thống giáo dục
nói chung và giáo dục đại học nói riêng hiện nay. Hoạt động trong môi trường mới này, các trường đại học
công lập tự chủ về tài chính có nhiều cơ hội để khẳng định mình nhưng cũng đối mặt với không ít áp lực
cạnh tranh. Điều này buộc các trường đại học phải tăng cường quản lý và kiểm soát mọi hoạt động, nhất
là về tài chính. Bài viết phân tích và nhận diện những lợi ích mà công tác kế toán quản trị chi phí đem lại
cho các trường đại học công lập tự chủ về tài chính.
Từ khóa: Kế toán quản trị chi phí, đại học công lập, giáo dục đào tạo, tự chủ tài chính
University autonomy is an essential trend
and preliminary condition to develop the
educational system and higher educational
system in particular. For this newenvironment,
the public universities who run autonomy will
have more opportunities but challenges as well.
This fact forces the universities to enhance
management and control of every activity,
especially financial matters. The paper analyzes
and recognizes the benefits that management
accounting of costs brings about for the public-
autotomized universities.
Keywords: Management accounting of costs, public uni-
versities, education and training, financial autonomy
Ngày nhận bài: 29/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 17/4/2018
Ngày duyệt đăng: 20/4/2018
*Email:
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...116
Powered by FlippingBook