So ky 2 thang 5 - page 20

18
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
đang ưu tiên đẩy mạnh hướng đến xuất khẩu nhằm
tận dụng cơ hội từ hội nhập quốc tế, tăng sức cạnh
tranh của DN trong nước, thu hút ngoại tệ về cho
dự trữ quốc gia. Để cải thiện cán cân thương mại,
việc đẩy mạnh xuất khẩu thông qua tận dụng tối đa
những lợi ích mà các hiệp định thương mại mang lại
là rất quan trọng đối với cộng đồng DN Việt Nam.
Tuy nhiên, để tận dụng dược cơ hội này, các DN
phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được
những tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường mới.
Hai là,
tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI
và xuất khẩu của khối này: Thực tế cho thấy, Việt
Nam thoát khỏi nhập siêu nhờ vào nỗ lực xuất khẩu
của khối DN FDI. Trong bối cảnh, các DN trong
nước đang gặp không ít khó khăn trong việc tăng
sức cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu,
nền kinh tế Việt Nam vẫn cần sự đóng góp tích cực
của khu vực DN FDI. Do vậy, các chính sách trong
nước cần hướng mạnh hơn đến việc thu hút dòng
vốn FDI vào Việt Nam và tận dụng năng lực của các
DN FDI nhằm nâng cao năng lực sản xuất và hàm
lượng giá trị gia tăng trong nước.
Ba là,
mở rộng thêm thị trường xuất nhập khẩu:
Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam
phụ thuộc khá nhiều và các thị trường châu Á trong
đó có Trung Quốc. Trong khi đó, các thị trường tiềm
năng khác như châu Mỹ, EU vẫn chưa được như kỳ
vọng. Đây là những thị trường rất tiềm năng do vậy,
trong thời gian tới cần tiếp tục quảng bá, xúc tiến và
tìm kiếm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường này.
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Hải quan (2017), Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam trong nửa đầu tháng 04/2017;
2. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2016), Những diễn
biến chính trong cán cân thương mại giai đoạn 2011-2015;
3. Anh Vũ (2017), Thặng dư cán cân thương mại năm 2016, Báo Nhân dân;
4. Một số website: moit.gov.vn, tapchitaichinh.vn...
Một là,
xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) có xu hướng lấn án khu
vực trong nước khi mà chiếm t trọng ngày càng
lớn trong cơ cấu xuất nhập khẩu. Từ năm 2000
đến nay, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI
liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt
từ sau năm 2008 đã góp phần củng cố vị thế của
khu vực này trong tổng xuất khẩu chung của Việt
Nam. Riêng năm 2016, xuất nhập khẩu của khối
doanh nghiệp (DN) FDI đạt hơn 226,21 t USD,
tăng 8.9% gồm kim ngạch xuất khẩu gần 123,93
t USD và kim ngạch nhập khẩu là hơn 102,28
t USD. Cán cân thương mại hàng hóa của khối
DN FDI trong tháng 12/2016 thặng dư hơn 1,99
t USD, đưa mức thặng dư của khối này của cả
năm 2016 lên hơn 21,64 t USD. Theo thông kê cua
Tổng cục Hai quan, tính đến hết ngày 15/4/2017,
khối FDI đạt kim ngạch xuất nhập khẩu gần 70,05
t USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng gần 10,95 t
USD) so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 65,1% tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối DN có vốn
FDI trong nửa đầu tháng 4/2017 thặng dư 504 triệu
USD, đưa mức thặng dư của khối này từ đầu năm
đến hết ngày 15/4/2017 hơn 3,92 t USD...
Hai là,
cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn
là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù t
trọng giá trị các mặt hàng nông lâm thủy sản và
công nghiệp nặng và khoáng sản (trừ năm 2012) có
xu hướng giảm trong khi t trọng của các mặt hàng
công nghiệp nhẹ tăng, song các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam đều là các mặt hàng gia công,
thâm dụng lao động cao như dệt may, giày da, điện
thoại, máy tính… do đó giá trị tăng thêm thực tế đối
với Việt Nam ngày càng giảm.
Ba là,
cơ cấu thị trường xuất khẩu chậm thay
đổi. Thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam vẫn
là khu vực ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Năm 2016, thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn
chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á với kim ngạch
hơn 85,28 t USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước. Có thể nói, cơ cấu thị trường xuất
khẩu chậm thay đổi làm tăng sự phụ thuộc của Việt
Nam vào các quốc gia này, đặc biệt là Trung Quốc.
Một số khuyến nghị
Để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam
trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số
giải pháp sau:
Một là,
tận dụng lợi thế từ việc tham gia các Hiệp
định thương mại tự do để đẩy mạnh năng lực xuất
khẩu của các DN trong nước: Hiện nay, Việt Nam
KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
TỪ NĂM 2006-2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...110
Powered by FlippingBook