So ky 2 thang 5 - page 22

20
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
tiếp tục khai thác tốt hơn những thị trường còn nhiều
dư địa và gần nước ta như Trung Quốc, ASEAN…
Ba là,
đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại,
trong đó có xúc tiến xuất khẩu cần được đẩy mạnh
hơn nữa, qua đó giúp DN tìm kiếm, mở rộng thị
trường. Hoạt động xúc tiến thương mại cần tiếp tục
nâng cao cả về chất và lượng, chú trọng nâng cao
tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương
mại tại các thị trường xuất khẩu mới. Theo đó, xúc
tiến thương mại tới cần tập trung hoạt động chuyên
sâu cho từng mặt hàng, đặc biệt đối với ngành nông
sản vốn rất đa dạng về chủng loại, thị trường thay
đổi nhanh, nhiều mặt hàng mới xuất hiện do chuyển
đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp…
Bốn là,
cần có chiến lược và kế hoạch tổng thể,
có chính sách đầu tư thỏa đáng để phát triển mạnh
mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đảm bảo tạo
ra nguồn cung nội địa cho phần lớn các linh phụ
kiện cho ngành công nghiệp lắp ráp, đáp ứng nhu
cầu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp chủ
lực. Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong
các lĩnh vực công nghiệp cơ khí, sản xuất linh kiện,
dệt may, da giày… nhằm tăng t lệ nội địa hóa, gia
tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị
trường quốc tế. Có chính sách khuyến khích hoạt
động nghiên cứu và phát triển công nghệ phục vụ
phát triển công nghiệp hỗ trợ; tiếp tục ban hành các
ưu đãi về thuế, phí, hỗ trợ kinh phí phù hợp với
cam kết quốc tế...
Năm là,
nâng cao chuỗi cung ứng nhằm mục tiêu
giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh. Việt Nam cần
hướng đến vị thế “mắt xích chốt” trong chuỗi giá trị
nhằm góp phần gia tăng giá trị cho hàng hóa xuất
khẩu; Có chính sách phát triển mạnh số lượng các
DN tham gia vào khâu sản xuất nông sản. Cải cách
mạnh hệ thống thương mại, hình thành tập đoàn
thương mại lớn, có chính sách để hỗ trợ khối DN
này phát triển…
Sáu là,
nâng cao thương hiệu cho hàng hóa Việt
Nam. Hiện nay, đa số các DN đang hoạt động có
quy mô nhỏ nên xây dựng thương hiệu gặp rất
nhiều khó khăn. Do đó, cần hướng đến xây dựng
thương hiệu tập thể để DN trong cùng ngành hàng
phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công Thương (2017), Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2017;
2. Bộ Công Thương (2017), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016;
3. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2016), Những diễn
biến chính trong cán cân thương mại giai đoạn 2011-2015;
4. Châu Anh (2017), Nâng hàm lượng giá trị để xuất khẩu bền vững, Báo Đại
biểu Nhân dân.
Nguyên phụ liệu nhập khẩu làm cho giá thành sản
phẩm xuất khẩu cao kém sức cạnh tranh, không đáp
ứng được các tiêu chí xuất xứ hàng hoá, vì vậy, hiệu
quả thu được từ xuất khẩu thấp.
Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu nêu trên, thực tế cũng cho thấy, trong
bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới, đặc biệt thông qua các hiệp định
thương mại tự do, việc tăng sản lượng nhập khẩu
không còn là phương thức bền vững để phát triển
xuất khẩu do tiêu tốn tài nguyên, năng lượng; năng
lực sản xuất cũng chỉ phát triển đến một ngưỡng
nhất định…
Tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm
Nhằm thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu hàng hóa bình quân đạt mức 11 – 12%/
năm trong thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn
2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm; Duy trì
tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030...
theo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ
2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính
phủ, trong thời gian tới cần tập trung triển khai một
số giải pháp trọng tâm sau:
Một là,
tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng cho hàng
hóa xuất khẩu. Đã đến lúc cần nâng cao hàm lượng
giá trị gia tăng cho xuất khẩu, góp phần phát triển
xuất khẩu ổn định và bền vững. Tuy nhiên, để làm
được điều này, cần có sự chung tay của Nhà nước
lẫn DN. Trong đó, về phía cơ quan quản lý, cần tạo
môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, ban
hành cơ chế hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu,
cơ sở sản xuất chế biến... Về phía DN, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ mới, đầu tư dây chuyền chế
biến hiện đại, đảm bảo quy chuẩn về vệ sinh an
toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường đối với các sản
phẩm xuất khẩu…
Hai là,
đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Để tăng
trưởng xuất khẩu duy trì bền vững, thời gian tới,
phải tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm, thị trường
xuất khẩu để tránh rủi ro do phụ thuộc vào một số
mặt hàng chính và một số thị trường chủ lực. Cần
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ
2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 của
Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu hàng hóa bình quân đạt mức 11 –
12%/năm trong thời kỳ 2011 - 2020, trong đó
giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân
11%/năm; Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng
10% thời kỳ 2021 – 2030...
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...110
Powered by FlippingBook