So ky 2 thang 5 - page 66

64
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
marketing và quản lý của DN. Trong khi đó, DN có
thể phát triển đội ngũ hàn lâm qua việc chia sẻ tri
thức nội bộ hoặc nâng cấp nhân lực thông qua việc
tổ chức đào tạo. Các tổ chức công có thể tham gia
vào các dự án để phổ biến giáo dục và tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nhân trong khu vực. Hình thức
hợp tác này chịu ảnh hưởng của mô hình Triple
Helix của Etzkowitz and Leydesdorff (2000).
Để đánh giá vấn đề hợp tác giữa trường đại học
và DN, bài viết phân tích 2 khía cạnh: Quan điểm
của DN và quan điểm của trường đại học nhìn
nhận về vấn đề này.
Quan điểm của doanh nghiệp
Theo quan điểm của DN, hoạt động nghiên cứu
và phát triển là một khoản đầu tư đem lại lợi nhuận
về lâu dài, đóng góp quan trọng cho việc nâng cao
hiệu quả hoạt động của DN. Từ nhận thức này,
việc hợp tác giữa trường đại học và DN có thể là
chính tắc hoặc không chính tắc (Ortiz, 2012). Hoạt
động hợp tác không chính tắc thường diễn ra với
các DN vừa và nhỏ, nhằm tiếp cận thông tin kinh tế
và các thông tin có liên quan, thường cởi mở trong
hợp tác với trường đại học.
Các công ty lớn thường hợp tác chính tắc dưới
hình thức các công ty liên doanh và hợp đồng
hợp tác. Ở hình thức này, khung thời gian hợp
tác dài, các bên đóng góp năng lực và nguồn lực
của mình, hướng đến mục tiêu nghiên cứu chung.
Nhược điểm của hình thức hợp tác này là sự khác
biệt về văn hóa tổ chức, các quy ước và giá trị của
mỗi bên, sự khác biệt về quy trình làm việc và để
đi đến một thoả thuận chung sẽ tiêu tốn nhiều
năng lượng và công sức.
Hợp tác chính tắc dưới hình thức hợp đồng
nghiên cứu có khung thời gian ngắn và trung bình;
Vấn đề hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp
Trong xã hội hiện đại, các trường đại học không
chỉ là nơi tiếp nhận tri thức mà còn thực hiện chức
năng chuyển giao tri thức cho doanh nghiệp (DN).
Các trường đại học cũng mất vị thế độc quyền
trong việc tạo ra tri thức, không gặp phải sự cạnh
tranh trực tiếp từ các phòng thí nghiệm nghiên
cứu của DN, các cơ quan nhà nước và các công ty
tư vấn. Hệ quả là các trường đại học sẽ quan tâm
hơn đến việc thương mại hoá các kết quả nghiên
cứu; còn các công ty được định vị là một tổ chức
đổi mới, sáng tạo (Gibbons et al., 2005; Heinze, T.,
Kuhlmann, S., 2008).
Mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và DN
cũng bao gồm thêm một bên thứ ba, đó là chính phủ
(ở cấp độ địa phương, vùng và quốc gia). Trong
mối quan hệ này, trường đại học có các công cụ
NHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA TRONGHỢP TÁC
GIỮA TRƯỜNGĐẠI HỌC VÀ DOANHNGHIỆP
LÊ HIẾU HỌC
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Vấn đề hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp bao hàm nhiều yếu tố, từ nguồn nhân lực đến các
quyền sở hữu trí tuệ, các khía cạnh pháp luật trong hợp đồng, tài trợ cho các dự án khởi nghiệp đến việc
truyền thông, xúc tiến mối quan hệ và các dự án chung. Bài viết phân tích vấn đề hợp tác giữa các doanh
nghiệp và trường đại học, trong đó tập trung chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của mối quan hệ này.
Từ khoá: Hợp tác trường đại học, doanh nghiệp, nghiên cứu, phát triển
The issue of university-business
collaboration encompasses a variety of factors,
from human resources to intellectual property
rights, legal aspects of contracting, financing
start-ups to communication, relationship
promotion and joint projects. The article
analyzes the issue of university-business
collaboration which focuses on pointing
out the strengths and limitations of this
relationship.
Keywords: University-business collaboration,
research and development, strengths and
weaknesses
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...110
Powered by FlippingBook