So ky 2 thang 5 - page 67

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
65
các nhóm giảng viên, nghiên cứu viên và nhân
viên của DN cùng làm việc và nghiên cứu theo các
mục tiêu chung. Ưu điểm của hình thức hợp đồng
nghiên cứu là các bên cùng chia sẻ rủi ro và chi phí,
ít gây ảnh hưởng đến các bên và chỉ giới hạn trong
thời hạn của hợp đồng. Đa số các trường hợp, DN
đặt hàng nghiên cứu vì chi phí thấp hơn nhiều.
Hình thức hợp tác này thường được duy trì bởi nhà
nước qua việc tài trợ cho các giải pháp nghiên cứu
và phát triển.
Do đó, để hợp tác hiệu quả giữa DN với trường
đại học, điều quan trọng là công ty phải có năng lực
tiếp thu tri thức, kết quả nghiên cứu, có khả năng
xác định, sử dụng và khai thác tri thức có được từ
các dự án chung với trường đại học (Cohen and
Levinthal, 1989).
Hợp tác với các trường đại học có thể đem lại cả
lợi ích và ẩn chứa những rủi ro. Những lợi thế cạnh
tranh DN có thể có được thông qua việc đầu tư vào
nghiên cứu và triển khai, đổi mới sản phẩm.
Về vấn đề tài chính, hợp tác giữa DN với trường
đại học giúp chia sẻ chi phí đầu tư cho hoạt động
nghiên cứu và triển khai (các chi phí này thường
cao, ví dụ như trong lĩnh vực dược phẩm và sinh
học) và loại bỏ rủi ro và bất định (đặc biệt trong
trường hợp thực hiện nghiên cứu cơ bản). Trong
khi đó, nghiên cứu cơ bản vẫn được tài trợ chủ yếu
từ nguồn của nhà nước, do vậy các DN không nhận
được tài chính cho toàn bộ dự án.
Từ việc phân tích ở trên cho thấy, hợp tác giữa
DN với trường đại học mang đến lợi thế tiết kiệm
cho DN, DN không cần đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc
thuê các nhân sự đặc biệt. Quan trọng là hợp tác
với trường đại học còn tạo ra lực đẩy cho việc
thay đổi quan điểm về thị trường và phát triển
của DN. Nhìn chung, một DN tìm kiếm giải pháp
cho những vấn đề không thể giải quyết bởi chính
năng lực và kỹ năng của họ. Do vậy, đầu tư vào
nguồn lực đôi khi không hiệu năng, trong khi đó
một quan hệ hợp tác với trường đại học là cần
thiết và tốn ít chi phí hơn.
Tuy nhiên, theo Ortiz (2012), trong quá trình hợp
tác với trường đại học cũng ẩn chưa những rủi ro như:
- Về điều phối và thông tin: Mỗi bên đều có cấu
trúc tổ chức và thủ tục hành chính riêng, nghĩa là
thông tin và điều phối của dự án chung có thể tạo
ra những ảnh hưởng tiêu cực từ các quy trình nội
bộ cụ thể.
- Chi phí bổ sung: Ở Việt Nam, việc mua vật tư
tiêu chuẩn được thực hiện thông qua hệ thống quản
lý điện tử với các quy trình dài, phức tạp và giới hạn.
- Sở hữu và thương mại hoá kết quả: Nếu không
có thuyết minh chi tiết, sẽ có rủi ro khi một bên sử
dụng cho mục đích riêng của mình.
- Bí quyết công nghệ: Các thành viên trong
nhóm thực hiện một dự án là cán bộ của trường,
của DN và khó để ngăn cản sao chép tri thức.
Quan điểm của trường đại học
Hợp tác với DN trong các dự án nghiên cứu
là cơ hội để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của
trường đại học hoặc chức năng nghiên cứu. Cùng
với nhiệm vụ thứ nhất là giảng dạy, nghiên cứu thể
hiện sự đóng góp của các trường đại học đối với sự
phát triển của xã hội.
Đối với một DN, hoạt động nghiên cứu và phát
triển nằm trong chuỗi giá trị và được thực hiện
bằng một kế hoạch đầu tư, từ đó đem lại lợi thế
cạnh tranh. Trong khi đó, trong trường đại học,
nghiên cứu hỗ trợ giảng dạy.
Yếu tố đầu tiên để một trường đại học hợp tác
với DN là hành lang pháp lý. Hành lang pháp lý
sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động hợp tác
giữa trường đại học và DN.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2000 -
2007, nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành
nhằm khuyến khích hoạt động đổi mới, sáng tạo và
chuyển giao công nghệ trong DN cũng như bảo vệ
sở hữu trí tuệ như: Luật Khoa học và Công nghệ,
Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Công nghệ cao, Luật
Năng suất và chất lượng… Bên cạnh đó, các chính
sách hỗ trợ DN đổi mới, sáng tạo, chuyển giao
công nghệ như Chương trình phát triển sản phẩm
quốc gia đến năm 2020; Chương trình quốc gia về
phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Chương
trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020...
cũng được xây dựng với tổng ngân sách dành cho
hoạt động đổi mới sáng tạo của DN và trường đại
học lên tới 1.000 t đồng.
Trên thực tế, hợp tác với DN là một chỉ số cạnh
tranh trên thị trường đối với các dịch vụ giáo dục,
đào tạo và nghiên cứu. Sự thay đổi về thái độ và
tư duy chiến lược đã thúc đẩy các trường đại học
phải có những thay đổi nội tại, các chương trình
đào tạo mới được xây dựng, các chương trình
nghiên cứu định hướng ứng dụng được phát
triển, mô hình DN trong trường đại học ra đời là
đầu mối chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên
cứu của giảng viên và tiếp nhận nhu cầu đổi mới,
sáng tạo của DN.
Hợp tác giữa trường đại học và DN cũng phụ
thuộc vào khung pháp lý mà trường đại học tạo ra
cho cán bộ, giảng viên của mình, bao gồm sự tự do
lựa chọn chủ đề nghiên cứu, động lực và hệ thống
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...110
Powered by FlippingBook