So ky 2 thang 6 - page 93

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
91
bình xét đối tượng vay, số tiền vay, thời hạn cho
vay do tổ vay vốn và các tổ chức hội cấp xã đảm
nhận. NHCSXH chi nhánh tỉnh Kon Tum thực hiện
việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay. Tính đến ngày
31/12/2016, tổng dư nợ ủy thác cho vay thông qua 4
tổ chức hội thống kê như Bảng 1.
Hiện nay, hoạt động cho vay chủ yếu theo
phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã
hội so với cho vay trực tiếp tại ngân hàng, với tỷ
trọng lần lượt là 96% và 4%. Trong đó, Hội Phụ nữ
chiếm 49,2% (cao nhất) và Hội Cựu chiến binh với tỷ
trọng là 7,5% (thấp nhất) so với các tổ chức chính trị
- xã hội còn lại. Thực tế cho thấy, Hội Phụ nữ phát
huy tốt vai trò quan trọng trong công tác tiếp cận
và cấp vốn ưu đãi hộ nghèo. Do vậy, cần tạo điều
kiện hơn nữa cho Hội Phụ nữ phát huy tối đa năng
lực phục vụ cho công việc cũng như các chính sách
khen thưởng đi kèm.
Giải pháp tăng hiệu quả
quản lý vốn vay tín dụng hộ nghèo
Trong những năm qua, nguồn vốn tại NHCSXH
chi nhánh tỉnh Kon Tumđã phản ánh đặc điểm thực tế
nguồn vốn chủ yếu đến từ ngân sách nhà nước, chiếm
khoảng 98-99%. Trong những năm tới, để tăng cường
nguồn vốn cho vay hộ nghèo, NHCSXH chi nhánh
tỉnh Kon Tum cần tập trung theo hướng đẩy mạnh
công tác huy động vốn tại địa phương, từng bước
tự chủ về nguồn vốn, đảm bảo nhu cầu cho vay hộ
nghèo bằng việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền,
vận động cho mọi tầng lớn dân cư hiểu được chức
năng của NHCSXH, trong đó có chức năng huy động
vốn. Ngoài ra, Ngân hàng cần tích cực vận động, huy
động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo bằng
hình thức Tổ tiết kiệm vay vốn; Huy động vốn của các
đơn vị kinh tế và tiết kiệm trong dân cư…
Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tập trung phát triển
dịch vụ giúp có thêm nguồn vốn trong thanh toán,
tăng nguồn thu đảm bảo khả
năng tài chính, cầu nối giữa
chi nhánh với các hộ vay vốn;
Cần áp dụng hình thức tiết
kiệm bắt buộc và huy động
tiết kiệm với mức lãi suất
cạnh tranh so với ngân hàng
thương mại để thu hút được
nguồn tiết kiệm rất lớn từ
không chỉ người nghèo mà
còn từ trong dân cư; Tiếp tục
duy trì phương thức cho vay
ủy thác từng phần qua các tổ
chức chính trị - xã hội.
Để nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của các
tổ chức chính trị - xã hội, NHCSXH chi nhánh tỉnh
Kon Tum cần không ngừng nâng cao hơn nữa công
tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ hội đoàn thể
thực hiện công tác này; Cần xây dựng các mô hình
thí điểm trình diễn để học tập phổ biến kinh nghiệm
giữa các tổ chức hội, giữa các địa phương trên toàn
tỉnh. Phương thức cho vay thông qua ủy thác cho
tổ, hội sẽ phát huy hiệu quả khi gắn chặt quá trình
khép kín đầu vào – sản xuất – đầu ra trong sản xuất
và tiêu thụ nông sản với quá trình giải ngân, giám
sát và thu nợ của ngân hàng...
Để hoạt động tài chính của Ngân hàng ổn định,
phát triển bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế và ngày
càng giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn tài chính của
ngân sách nhà nước, NHCSXH chi nhánh tỉnh Kon
Tum cần xây dựng lộ trình giảm dần và tiến tới xóa
bỏ hoàn toàn sự ưu đãi về lãi suất cho vay, sự ưu đãi
ở đây chỉ còn ưu đãi về thủ tục vay vốn, điều kiện
vay và thời hạn vay. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho hộ
nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, NHCSXH chi nhánh
tỉnh Kon Tum cần nghiên cứu đưa ra cách thức giải
ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và dự án sản
xuất của hộ nghèo; Cần nỗ lực tạo điều kiện cho hộ
nghèo trả nợ bằng cách thức phù hợp...
Tài liệu tham khảo
1. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum (2015), Sổ tay tiết kiệm và vay
vốn, Kon Tum;
2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum (2016), Báo cáo tình hình
hộ nghèo, cận nghèo năm 2016, Kon Tum;
3. Quyết toán kế hoạch tín dụng năm 2011 - 2016 của NHCSXH Việt Nam chi
nhánh tỉnh Kon Tum;
4. Võ Thị Thúy Anh (2010), Nâng cao hiệu quả tín dụng chương trình tín dụng
ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại thành phố Đà Nẵng.
Tạp chí KHCN Đà Nẵng, (5), tr 52-59;
5. Yunus, M. (2003), Banker to the Poor: Micro-Lending and the Battle Against
World Poverty. New York: Public Affairs.
BẢNG 1: PHÂN LOẠI DƯ NỢ CHO VAY THEO ĐƠN VỊ ỦY THÁC VÀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI TRỰC TIẾP QUẢN LÝ (tỷ đồng, nghìn hộ, tổ)
Đơn v quản lý
Tổng số Tổ
TK-VV quản lý
Tổng số khách
hàng còn dư nợ
Dư nợ đến
31/12/2016
Tỷ trọng so với
tổng dư nợ (%)
Tổ chức Hội nhận ủy thác
1.637
56.066
1.084.834
Hội Phụ nữ
776
27.494
535.326
49,2
Hội Nông dân
534
18.327
354.252
32,5
Cựu chiến binh
130
3.904
81.838
7,5
Đoàn thanh niên
197
6.341
113.418
10,4
NHCSXH quản lý trực tiếp
271
4.150
0,4
CỘNG
1.637
56.337
1.088.984
Nguồn: Tổng hợp từ NHCSXH tỉnh Kon Tum
1...,83,84,85,86,87,88,89,90,91,92 94,95,96,97,98,99,100,101,102,103,...120
Powered by FlippingBook