So ky 2 thang 6 - page 92

90
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
1.244.067 triệu đồng, tăng 14% so với năm 2015 và tăng
147,41% so với năm 2011. Trong đó, tổng nguồn vốn
cân đối từ Trung ương là 1.238.606 triệu đồng chiếm
99,56% tổng nguồn vốn, nguồn vốn nhận ủy thác đầu
tư tại địa phương là 5.461 triệu đồng chiếm0,43% trong
tổng nguồn vốn. Nguồn vốn tăng đều qua các năm với
nguồn vốn cân đối từ Trung ương chiếm trên 90% ở các
năm cho thấy, sự quan tâm và đầu tư của Đảng và Nhà
nước trong công tác xóa đói, giảm nghèo thông qua
nguồn vốn ưu đãi ngân hàng tại tỉnh Kon Tum ngày
càng tăng nhằm mục tiêu ổn định đời sống của người
dân, giúp người dân vươn lên thoát nghèo và phát triển
kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên, việc huy động
vốn theo lãi suất thị trường tại địa phương được Trung
ương cấp bù lãi còn khiêm tốn. Đặc biệc, việc huy động
vốn từ dân cư và thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn
còn thấp do đời sống của người dân trên địa bàn còn
nghèo, mặt khác công tác huy động vốn tại Chi nhánh
còn chưa được chú trọng, đa phần dựa vào tiền gửi tiết
kiệm của người dân là chủ yếu.
Về sử dụng vốn
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo qua các năm tăng
trưởng nhanh, trong đó năm 2016 tăng gấp 2,5 lần
so với năm 2011, chủ yếu đến từ nguồn vốn của
Trung ương, còn phần nguồn vốn của địa phương
tăng không đáng kể. Điều này cho thấy nguồn vốn
cho vay hộ nghèo tại chi nhánh chủ yếu vẫn dựa vào
nguồn vốn Trung ương. Như vậy, việc mở rộng cho
vay hộ nghèo một mặt phải có nguồn vốn hỗ trợ từ
Trung ương và mặt khác cần khai thác hiệu quả hơn
nữa nguồn vốn tại địa phương.
NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác thông qua
các tổ chức chính trị xã hội: Hội nông dân, Hội
phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên. Việc
Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nghèo
tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kon Tum
Về nguồn vốn
Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) chi nhánh
tỉnh Kon Tum huy động vốn dưới hình thức nhận tiền
gửi của các tổ chức cá nhân, huy động tiết kiệm của
người nghèo với lãi suất huy động bằng mức lãi suất
huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các ngân
hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn. Thống kê cho
thấy, nguồn vốn của Chi nhánh có mức tăng trưởng
cao liên tục qua các năm nhưng chủ yếu là nguồn vốn
cân đối từ Trung ương. Trong khi đó, nguồn vốn huy
động tại địa phương chiếm tỷ trọng thấp. Tính đến
ngày 31/12/2016, tổng nguồn vốn của chi nhánh là
TĂNGHIỆUQUẢ QUẢN LÝ VỐNVAY
TẠI NGÂNHÀNG CHÍNH SÁCH XÃHỘI TỈNHKONTUM
ThS. VÕ THỊ PHƯƠNG
- Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
Các chương trình xóa đói giảm nghèo từ các khoản tín dụng ưu đãi là một trong những giải pháp quan
trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trong những năm
qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum luôn bám sát mục tiêu giảm nghèo và phát triển kinh tế -
xã hội của Tỉnh nhằm triển khai cho vay tín dụng ưu đãi. Bài viết nhìn lại thực trạng hoạt động tín dụng hộ
nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
hiệu quả quản lý vốn vay tín dụng) hộ nghèo tại Chi nhánh trong thời gian tới.
Từ khóa: Ngân hàng chính sách xã hội, quản lý vốn vay, tiền gửi tiết kiệm, tín dụng hộ nghèo.
Poverty reduction programs from
preferential credits are one of themost important
solutions of the socio-economic development
strategy in Kon Tum province. Over the past
years, Kon Tum Bank for Social Policy has
followed the target of poverty reduction and
socio-economic development of the province to
implement preferential credit loans. The article
reviews the situation of poor household credit
activities of the Social Policy Bank of Kon
Tum Province and then suggests solutions to
improve credit management capacity.
Keywords: Bank for social policy, loan
management, savings and credit for the poors
1...,82,83,84,85,86,87,88,89,90,91 93,94,95,96,97,98,99,100,101,102,...120
Powered by FlippingBook