So ky 2 thang 6 - page 91

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
89
chỉnh quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới
cấp xã làm cơ sở nâng cao chất lượng công tác xây
dựng kế hoạch hàng năm; Rà soát điều chỉnh một số
tiêu chí không phù hợp với điều kiện thực tế ở địa
phương; Hoàn thiện, hướng dẫn quy trình lập kế
hoạch cấp xã có sự tham gia của cộng đồng; Hoàn
thiện cơ chế quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng
nông thôn mới; Tăng cường hướng dẫn các chủ đầu
tư lập chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án sử dụng
vốn NSNN đầu tư xây dựng nông thôn mới... nâng
cao chất lượng công tác phân bổ vốn NSNN xây
dựng nông thôn mới.
Thứ hai,
tăng cường công tác tổ chức thực hiện
kế hoạch vốn NSNN cho đầu tư xây dựng nông
thôn mới như: Nâng cao năng lực và ý thức trách
nhiệm cá nhân tham gia quản lý vốn NSNN đầu
tư xây dựng nông thôn mới; Tăng cường hoàn
thiện, hướng dẫn cơ chế lựa chọn đơn vị thi công
đối với dự án thực hiện cơ chế đặc thù rút gọn;
Tăng cường giám sát, quản lý chất lượng thi
công công trình; Tăng cường hướng dẫn công tác
nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành,
quyết toán công trình.
Thứ ba,
tăng cường kiểm tra, giám sát vốn NSNN
đầu tư xây dựng nông thôn mới, trong đó cần kết
hợp chặt chẽ với công tác giám định đầu tư đối với
tất cả các dự án sử dụng vốn NSNN đầu tư xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Thứ tư,
cần xác định nguồn vốn NSNN chỉ là vốn
mồi để trong thời gian tới, địa phương chủ động lên
phương án huy động các nguồn vốn khác từ khu
vực dân cư để xây dựng nông thôn mới nhằm giảm
áp lực cho ngân sách địa phương vốn phải san sẻ
với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác.
Tài liệu tham khảo:
1. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
2. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010,
về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020;
3. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013
Bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020; Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số
695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên
tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020;
4. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016
của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
5. UBND Thị xã Hoàng Mai, Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôi mới từ năm 2013 đến 2015, Nghệ An.
thủ quy trình lập kế hoạch, giao kế hoạch đúng định
mức, tổ chức thực hiện theo quy định và bàn giao
công trình đưa vào sử dụng kịp thời phát huy hiệu
quả đầu tư.
Có thể nhận thấy trong thời gian qua, công tác
quản lý vốn NSNN về đầu tư xây dựng nông thôn
mới của thị xã Hồng Mai (Nghệ An) đã được quan
tâm và đạt được nhiều kết quả trong công tác lập kế
hoạch, chuẩn bị dự án đầu tư, phân bổ vốn NSNN
đầu tư xây dựng nông thôn mới; Tổ chức thực
hiện kế hoạch vốn NSNN đầu tư xây dựng nông
thôn mới; kiểm tra và giám sát chặt chẽ nguồn vốn
NSNN cho đầu tư xây dựng nông thôn mới. Tuy
nhiên, trong thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu
sót, nhất là trong công tác lập kế hoạch, chuẩn bị
dự án đầu tư. Việc phân bổ vốn NSNN đầu tư xây
dựng nông thôn mới đều thiếu chủ động và chưa
thực hiện đúng quy trình của Nhà nước giao, khiến
cho việc phân bổ vốn không ổn định; việc tổ chức
thực hiện vốn còn hạn chế do năng lực của cán bộ
thực hiện kém, thiếu kinh nghiệm thực tiễn; công
tác kiểm tra, giám sát vốn NSNN đầu tư xây dựng
nông thôn mới chưa thường xuyên và còn mang
nặng tính hình thức…
Để tăng cường chất lượng quản lý
vốn ngân sách đầu tư xây dựng nông thôn mới
Xuất phát điểm nền kinh tế rất thấp, việc phát
triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn của
thị xã Hoàng Mai nói riêng và tại tỉnh Nghệ An nói
chung thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, vướng
mắc, trong bối cảnh nguồn vốn eo hẹp, từ đó đặt ra
vấn đề cấp bách cho việc quản lý vốn NSNN đầu tư
xây dựng nông thôn mới một cách có hiệu quả, đạt
chất lượng cao trên địa bàn thị xã. Nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chống thất thoát, lãng
phí trong quản lý vốn NSNN, trong thời gian tới,
chính quyền Thị xã cần chú ý một số nội dung sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện công tác lập kế hoạch đầu
tư, lập chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án sử
dụng vốn NSNN đầu tư xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn, trong đó chú trọng việc rà soát, điều
Xây dựng nông thôn mới là một trong những
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Nhằm
đápứngnguồn lực cần thiết cho xâydựngnông
thôn mới, Chính phủ đã đưa ra phương thức
hướng dẫn là vốn đóng góp từ dân khoảng
10%, từ doanh nghiệp 20%, từ tín dụng 30%
và từ ngân sách nhà nước là 40%.
1...,81,82,83,84,85,86,87,88,89,90 92,93,94,95,96,97,98,99,100,101,...120
Powered by FlippingBook