So ky 2 thang 6 - page 32

30
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
quyền sử dụng tài sản trí tuệ, góp vốn liên doanh,
liên kết… bằng giá trị tài sản trí tuệ đối với các DN
thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta đến nay vẫn
còn là một khoảng trống.
Thứ năm,
các yêu cầu của pháp luật về hạch toán
kế toán tài sản của DN giúp cho định giá tài sản trí
tuệ còn bất cập.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 quy định về
tài sản cố định vô hình đã hướng dẫn cách xác định
nguyên giá và nguyên tắc ghi sổ kế toán đối với các
tài sản trí tuệ được coi là tài sản cố định vô hình của
DN, bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy
vi tính, bản quyền, bằng sáng chế. Các nhãn hiệu
hàng hóa được hình thành trong nội bộ DN không
được ghi nhận là tài sản cố định vô hình. Việc không
có quy định về tên thương mại và các loại tài sản trí
tuệ khác, cũng như không coi nhãn hiệu hàng hóa
do DN tạo ra là tài sản cố định vô hình đã gây nhiều
trở ngại và thiệt thòi cho DN trong quá trình định
giá, mua bán sáp nhập DN và khi phát hành chứng
khoán. Trên thực tế, đối với nhiều DN, tên thương
mại và nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ lại có giá trị lớn,
nhiều khi lớn hơn cả tài sản hữu hình của DN và đối
tượng hướng tới trong các hoạt động liên doanh, liên
kết, sáp nhập của DN nước ngoài trong các thương
vụ với DN Việt đa phần chính là vì những nhãn hiệu
mạnh cũng như thị phần của những DN này.
Như vậy, giữa các quy định về kế toán DN và
cổ phần hóa DNNN có sự không thống nhất trong
việc xác định giá trị tài sản trí tuệ là nhãn hiệu, tên
thương mại. Điều này khiến cho mỗi DN, mỗi công
ty kiểm toán có cách nhìn và ứng xử khác nhau.
Nếu sử dụng phương pháp chi phí quá khứ để xác
định giá trị tài sản trí tuệ sẽ gây thiệt hại cho các
DN sở hữu khối lượng lớn các tài sản trí tuệ trong
các hoạt động liên doanh, liên kết, sáp nhập, cổ
phần hóa DN.
Thứ sáu,
thiếu quy định về định giá tài sản trí tuệ
trong việc thực hiện các giao dịch bảo đảm bằng tài
sản trí tuệ.
Pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm đối
với quyền sở hữu trí tuệ còn khá sơ lược và chưa
thực sự tạo cơ sở pháp lý an toàn cho việc cho vay
vốn có tài sản bảo đảm là tài sản trí tuệ. Theo quy
định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền tài sản là
một loại tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự. Điều 322 Bộ luật Dân sự quy định:
“Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm
bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây
trồng… đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự”.
quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế
toán hay cổ phần hóa DN Nhà nước (DNNN), giá trị
tài sản trí tuệ chủ yếu được tính bằng phương pháp
chi phí mang tính lịch sử (chi phí quá khứ). Giá trị
của tài sản trí tuệ được xác định bằng tổng chi phí
cho việc phát triển cộng (+) với chi phí xác lập quyền
và chi phí cho việc duy trì hiệu lực độc quyền đối với
tài sản trí tuệ đó. Chẳng hạn, giá trị bản quyền, bằng
sáng chế là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có
bản quyền tác giả, bằng sáng chế; Giá trị nhãn hiệu
là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua
nhãn hiệu; Giá trị thương hiệu bao gồm các chi phí
thực tế cho việc “sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn
mác, tên thương mại” của DN.
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 04, các
chi phí như: chi phí thành lập DN, chi phí đào tạo
nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai
đoạn trước hoạt động của DN mới thành lập, chi
phí cho giai đoạn nghiên cứu… không được tính
vào khi xác định giá trị tài sản trí tuệ. Trong khi đó,
theo quy định của Thông tư 127/2014/TT-BTC, giá
trị thương hiệu của DN cổ phần hóa được xác định
trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và
bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình
hoạt động của DN, bao gồm: chi phí thành lập DN,
chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên
truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu
sản phẩm, giới thiệu công ty... Sự mâu thuẫn trong
việc xác định các loại chi phí khi tiến hành định giá
giữa các văn bản pháp luật nói trên tạo cách hiểu và
cách áp dụng không thống nhất trong việc vận dụng
phương pháp chi phí để định giá tài sản trí tuệ của
DN trong quá trình kinh doanh.
Thứ tư
, thiếu các quy định về định giá tài sản trí
tuệ khi thực hiện góp vốn thành lập DN bằng quyền
sở hữu trí tuệ.
Ở Việt Nam, việc góp vốn, liên doanh bằng tài
sản trí tuệ (chủ yếu là góp vốn bằng thương hiệu)
diễn ra khá sôi động, đi trước các quy định của pháp
luật. Từ những năm 1990, các tập đoàn đa quốc gia
đã tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua việc liên
doanh, liên kết, mua bán, sáp nhập với các DN trong
nước. Thực tiễn trong hoạt động liên doanh giữa
DN Việt Nam với các DN nước ngoài cho thấy, DN
Việt thường chỉ chú ý vào giá trị quyền sử dụng đất
và các tài sản hữu hình mà chưa chú ý đến các tài
sản vô hình như tài sản trí tuệ. Đến nay vẫn chưa
có quy định hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp
vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu, vì hiện
vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và cũng chưa có
tổng kết, đánh giá được hết các vướng mắc nảy
sinh trong thực tiễn. Việc xác định giá trị, nhượng
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...120
Powered by FlippingBook