So ky 2 thang 6 - page 33

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
31
trí tuệ sẽ càng khó tiếp cận vốn hơn.
Giải pháp hoàn thiện
quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ
Nhóm giải pháp kiến nghị đối với Nhà nước
Thứ nhất,
chú trọng xây dựng và thực thi các
chính sách khuyến khích việc khai thác các khía
cạnh thương mại của tài sản trí tuệ. Đây là cơ sở
để hoạt động định giá tài sản trí tuệ phát triển. Ở
Trung Quốc, để khuyến khích việc khai thác và sử
dụng tài sản trí tuệ, Nhà nước đã sớm ban hành
các chính sách về thương mại hóa tài sản trí tuệ và
định giá tài sản trí tuệ. Năm 2005, Quốc Vụ viện
đã triển khai ban hành và thực hiện Chiến lược sở
hữu trí tuệ quốc gia. Trung Quốc đã ban hành mới
Luật Công ty quy định về tỷ lệ góp vốn vào công ty
bằng tài sản trí tuệ chiếm 70% vốn đăng ký (trước
đó tỷ lệ này là 20%). Ở các khu công nghiệp phát
triển thì quy định còn tiến bộ hơn, không hạn chế
tỷ lệ góp vốn bằng tài sản trí tuệ. Quy định pháp
luật và thực tiễn đã nâng cao tầm quan trọng của
tài sản trí tuệ, tạo ra những điều kiện căn bản cho
việc phát triển hoạt động định giá tài sản trí tuệ.
Năm 2006, Bộ Tài chính và Cơ quan sở hữu trí tuệ
Trung Quốc đã ban hành “Thông báo về một số
vấn đề liên quan đến tăng cường công tác quản lý
định giá tài sản trí tuệ”, trong đó quy định về các
trường hợp phải định giá tài sản trí tuệ: Các trường
hợp sử dụng tài sản trí tuệ để góp vốn vào công ty
TNHH hoặc công ty cổ phần, thế chấp tài sản trí
tuệ mà không có giá tham chiếu trên thị trường, thì
phải yêu cầu định giá; các cơ quan hành chính phát
mại, chuyển nhượng, trao đổi tài sản trí tuệ, các
đơn vị sự nghiệp, DNNN chuyển đổi cơ cấu, hợp
nhất, chia tách, giải thể, đầu tư, chuyển nhượng,
trao đổi, phát mại, trả nợ… có yếu tố liên quan đến
tài sản trí tuệ; DNNN thu mua hoặc trao đổi để lấy
tài sản trí tuệ từ các DN ngoài nhà nước, hoặc nhận
góp vốn bằng tài sản trí tuệ của các DN ngoài nhà
nước, DNNN muốn cho các công ty, DN, tổ chức
kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài sử dụng tài sản
trí tuệ mà trên thị trường không có giá trị tham
chiếu; các hoạt động tố tụng tại tòa án, cơ quan
Mặc dù Điều 322 của Bộ luật Dân sự liệt kê rõ
ràng các quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng làm tài
sản bảo đảm nhưng Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2009 lại không đề cập tới việc thế
chấp các quyền sở hữu trí tuệ này. Cũng không có
bất cứ quy định nào về việc xác lập và hệ quả pháp
lý của giao dịch bảo đảm có đối tượng là quyền sở
hữu trí tuệ trong các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, theo quy định tại
khoản 6, Điều 3 Thông tư 05/2011/TT-BTP của Bộ
Tư pháp ngày 16/02/2011 hướng dẫn một số vấn
đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch
bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản
thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện,
fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch,
tài sản của Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo
đảm thuộc Bộ Tư pháp, việc đăng ký giao dịch bảo
đảm đối với quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện
tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục
Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư
pháp chứ không phải tại Cục sở hữu trí tuệ như
thông lệ tại nhiều nước trên thế giới.
Xác định giá trị tài sản bảo đảm là một vấn đề liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong giao
dịch bảo đảm, đặc biệt là trong việc vay vốn bằng tài
sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Khoản 1 Điều
324 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Một tài sản có
thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch
bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo
đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác”. Về “thỏa thuận khác” được
giải thích tại Điều 5 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP
ngày 29/12/2006 quy định về giao dịch bảo đảm như
sau: “Các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá
trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa
vụ được bảo đảm”. Đây là những quy định pháp lý
duy nhất về xác định giá trị tài sản bảo đảm trong các
giao dịch bảo đảm.
Vì vậy, trên thực tế, đối với hoạt động cho vay
vốn của các tổ chức tín dụng, việc cho vay dựa trên
tài sản bảo đảm là quyền sở hữu trí tuệ hầu như
chưa được thực hiện do chưa có các quy định hướng
dẫn về định giá một cách cụ thể và phù hợp để các
bên liên quan có thể yên tâm sử dụng tài sản trí tuệ
làm tài sản bảo đảm. Trong tình hình nợ xấu ngày
càng gia tăng như hiện nay, để hạn chế các rủi ro,
các ngân hàng ngày càng thận trọng trong việc xét
duyệt các khoản vay của mình. Như vậy, một DN
sản xuất, kinh doanh thông thường đã khó tiếp cận
vốn thì các DN sản xuất, kinh doanh dựa trên tài sản
Để thúc đẩy việc khai thác tài sản trí tuệ, đưa
khoa học và công nghệ trở thành động lực
tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, Việt Nam
cần chú trọng xây dựng các văn bản pháp
luật trực tiếp điều chỉnh khía cạnh kinh tế
của tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ.
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...120
Powered by FlippingBook