So ky 2 thang 6 - page 38

36
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
đến các nguồn tin số hoá, trong đó, quan trọng nhất
là các cơ sở dữ liệu (CSDL) toàn văn, được tổ chức
theo cấu trúc có khả năng đáp ứng cho việc khai
thác qua chế độ mạng trực tuyến. Về cơ bản, cấu
trúc thư viện điện tử của trường đại học trong lĩnh
vực kinh tế - tài chính cũng theo các nguyên tắc trên.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ:
Về phần cứng,
thư viện điện tử phải có hạ tầng cơ sở đủ mạnh,
đó là: Hệ thống máy chủ lớn để lưu trữ tài liệu,
hệ thống máy tính để vận hành; Các thiết bị công
nghệ chuyên dụng cho thư viện điện tử như: mã
vạch, quản lý và in thẻ, máy quét, máy sao CD...
Về phần mềm, phải có hệ thống phần mềm quản
trị dữ liệu; các giải pháp bảo mật, an ninh mạng…
Như vậy, cấu trúc của thư viện điện tử của trường
đại học lĩnh vực kinh tế - tài chính cần phải đáp
ứng cả về phần mềm và phần cứng giống như các
trường đại học khác.
- Xây dựng kho tư liệu số hoá:
Tạo lập và phát triển
kho tài liệu số là vấn đề lớn và quan trọng nhất
trong xây dựng thư viện điện tử, bởi nó đòi hỏi
phải đầu tư lớn và liên tục. Để tạo lập kho này, các
trường đại học có thể tự tiến hành số hoá nguồn tư
liệu trên giấy của thư viện (chuyển tài liệu hiện từ
bản giấy sang dạng tài liệu điện tử); Bổ sung/tích
hợp nguồn tin điện tử thông qua việc mua, trao đổi
tài liệu điện tử đang được xuất bản; Xây dựng các
liên kết đến các nguồn tài liệu trên internet, nhất
là nguồn của các cơ quan có cùng diện chuyên đề
bao quát…
Là lĩnh vực quan trọng của quốc gia, nên lĩnh
vực kinh tế - tài chính thường có nhiều nguồn tài
liệu, nhiều nghiên cứu được công bố định kỳ. Bên
cạnh đó, có nhiều tạp chí lĩnh vực kinh tế - tài chính
có chất lượng (cả bản in lẫn bản điện tử), nên nếu
biết khai thác thì thư viện điện tử của các trường
đại học lĩnh vực kinh tế - tài chính có thể xây dựng
được một hệ thống dữ liệu chuyên ngành trong và
ngoài nước phong phú, đa dạng, phục vụ tốt cho
công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng
như học tập của sinh viên.
Tại Việt Nam, nguồn lực đầu tư cho tài chính,
công nghệ và số hóa tài liệu dù được quan tâm
nhưng cơ bản mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ từ
nhu cầu thực tiễn. Việc phát triển các thư viện tại
các trường đại học hiện nay vẫn còn đối mặt với
một số rào cản cơ bản sau:
Về nguồn lực tài chính:
Thực tế cho thấy, để đầu
tư cho một thư viện điện tử đúng nghĩa, thì nguồn
tài chính không hề nhỏ, lên đến hàng tỷ đồng. Một
số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh, hiện nay các
trường đại học đang phải làm quen với cơ chế tự
chủ, trong đó, có tự chủ về tài chính, luôn có xu
hướng tiết kiệm chi, thì việc đầu tư tài chính để xây
dựng, nâng cấp các thư viện điện tử sẽ được cân
nhắc, còn với những trường đại học đang vật lộn
với khó khăn về tài chính thì việc đầu tư khó hơn.
Tuy nhiên, thực tế rằng, nhiều năm trở lại đây, các
trường đại học đều cố gắng đầu tư hiện đại hóa
công nghệ thông tin để phục vụ cho thư viện.
Về công nghệ:
Hiện nay, các trường đại học bắt
đầu quan tâm nhiều đến đầu tư hạ tầng công nghệ
cho các thư viện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vấn
đề chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng và vận hành
công nghệ thường khá lớn, trong khi công nghệ lại
thường thay đổi, nên việc đầu tư vào công nghệ ở
mức nào để vừa đáp ứng được yêu cầu công việc và
nguồn lực tài chính cũng là vấn đề đáng lưu tâm.
Về nhân lực:
Nguồn nhân lực cao về am hiểu về
công nghệ, về công tác số hóa tài liệu… chưa cao.
Đối với hoạt động của thư viện điện tử, để bảo đảm
vận hành thống suốt cần có lực lượng cán bộ chuyên
trách về công nghệ thông tin thu thập, số hoá, bao
gói thông tin. Không chỉ giỏi về công nghệ, lực
lượng cán bộ này cũng cần có những kiến thức cơ
bản về nghiệp vụ thư viện… Tuy nhiên, hiện nay, ở
nước ta, việc một cán bộ đáp ứng được nhiều tiêu
chí cùng lúc không phải dễ dàng.
Một số đề xuất, kiến nghị
Xây dựng thư viện điện tử tại các trường đại
học nói chung và trường đại học trong lĩnh vực
kinh tế - tài chính nhằm cung cấp những công cụ
mới cho người quản lý và người sử dụng, tạo nên
một môi trường học tập, nghiên cứu và giải trí
nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu
cầu thông tin đòi hỏi ngày càng cao của xã hội là
vấn đề đang được các trường đại học hết sức quan
tâm. Tuy nhiên, để có được một thư viện điện tử
đúng nghĩa, hoạt động có hiệu quả, phát huy được
thế mạnh, ngoài việc đầu tư các nguồn lực về tài
chính, về cơ sở hạ tầng công nghệ và về nguồn
nhân lực thì một trong những vấn đề quan trọng
nhất là công tác số hóa tài liệu.
Hiện nay, rất nhiều thư viện đang triển khai
tạo lập thư viện số, trong đó số hoá là một việc
làm quan trọng và cần một tầm nhìn chiến lược
dựa trên xu hướng phát triển của công nghệ và các
yêu cầu cấp thiết cần phải số hoá tài liệu. Theo các
chuyên gia trong và ngoài nước, số hóa tài liệu là
một quy trình gồm những công đoạn phức tạp để
tạo ra những bộ sưu tập tài liệu số nhằm bảo quản,
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...120
Powered by FlippingBook