So ky 2 thang 6 - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
33
để mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng giá trị xuất
khẩu (>1,5 tỷ USD) trong thời gian tới rất lớn.
Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt
điều và trong những năm tới, cơ hội tăng trưởng rất
cao bởi nhu cầu sử dụng các loại hạt, quả khô để bảo
vệ sức khỏe của người tiêu dùng trên thế giới ngày
càng tăng.
Gạo cũng là mặt hàng nông sản truyền thống và
đang đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu. Mặc
dù là mặt hàng chủ lực nhưng lại chịu sự cạnh tranh
gay gắt từ nước láng giềng là Thái Lan.
Cà phê là sản phẩm trên thế giới có nhu cầu tăng
cao nên khả năng mở rộng thị trường và tăng giá trị
xuất khẩu đối với mặt hàng này trong thời gian tới
vẫn duy trì ổn định.
Một mặt hàng nông sản được xếp vào nhóm hàng
xuất khẩu chủ lực là rau quả. Với tốc độ tăng trưởng
cao (năm 2016 tăng 22.4% so với 2015) và Việt Nam
vẫn đang đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Diễn biến của tình hình xuất khẩu các mặt hàng
nông sản trong những tháng đầu năm 2017 tiếp tục
có sự tăng trưởng tích cực. Theo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông,
lâm, thuỷ sản tháng 5/2017 ước đạt 2,8 tỷ USD, đưa
tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2017 đạt 13,7
tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị
xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính trong 5 tháng
đầu năm 2017 ước đạt 7,3 tỷ USD, tăng 12,6% so với
cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu
trong 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,3 triệu tấn, đạt
1 tỷ USD, tăng 1,6% về khối lượng và tăng 1,2% về
giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu cà phê ước
đạt 693.000 tấn và 1,57 tỷ USD, giảm 15,9% về khối
lượng nhưng tăng 11% về giá trị. Xuất khẩu cao su
đạt 353.000 tấn và 708 triệu USD, giảm 1,5% về khối
lượng nhưng tăng 61,5% về giá trị.
Các mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Giai đoạn 2011-2016, giá trị hàng nông sản Việt
Nam xuất khẩu có tỷ lệ tăng bình quân 12,7%/năm
nhưng chưa thực sự ổn định. Hàng nông sản Việt
Namxuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó, những
thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam
là Trung Quốc (19%), EU (16%), Hoa Kỳ (13%), Nhật
Bản (8%), Hàn Quốc (5%)… Nếu như năm 2011, Việt
Nam có 19 thị trường xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD thì
đến năm 2016 đã lên hơn 30 thị trường. Đóng góp tỷ
trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản
của Việt Nam là các mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê,
hàng rau quả, hạt điều, chè, cao su, hạt tiêu, sắn và các
sản phẩm từ sắn… Những mặt hàng này luôn là thế
mạnh của Việt Nam bởi các lợi thế cạnh tranh quốc
gia mang lại.
Hạt tiêu là mặt hàng có sự tăng trưởng vượt bậc
và đây cũng là loại cây mang lại lợi nhuận cao nhất
cho nông dân. Theo các chuyên gia dự báo, tiềm năng
MỘT SỐVẤNĐỀ VỀ XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦAVIỆT NAM
ThS. NCS. LÊ BÁCH GIANG
- Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kimngạch
xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và thành tựu đạt được, xuất khẩu nông sản
của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập. Làm thế nào để tận
dụng lợi thế, cơ hội vượt qua được các khó khăn thách thức là vấn đề đang đặt ra cần giải quyết.
Từ khóa: Nông sản, xuất khẩu, thị trường, cạnh tranh, hội nhập
Agriculture is one of the important export
sectors of Vietnam contributing positively
to the country export turnover. However,
besides the efforts and achievements, Vietnam
is also facing many difficulties in the process
of economic integration. Therefore, one of
the most important issues is how to take
advantages to surpass these challenges.
Key words: Agricultural products, markets,
exports, competition, integration
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...120
Powered by FlippingBook