So ky 2 thang 6 - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
41
5
Giải pháp tạo lập thị trường
Để hoạt động tạo lập thị trường thực sự phát huy tác
dụng vốn có cũng như trở thành giải pháp thiết thực
cải thiện tính thanh khoản cho các cổ phiếu niêm yết,
cần đưa ra một số những giải pháp cần thiết và phù
hợp với điều kiện TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay, cụ thể:
Thứ nhất,
những công ty đang niêm yết sau 2 năm
bắt buộc phải có nhà tạo lập là ngân hàng giám sát hoặc
công ty chứng khoán hoặc quỹ đầu tư. Nếu không có
tổ chức tạo lập thì CTNY phải tự tham gia tạo lập cho
chính cổ phiếu của mình trên TTCK.
Thứ hai,
mỗi công ty chứng khoán phải tham gia tạo
lập cho ít nhất 02 CTNY (02 cổ phiếu/trái phiếu/chứng
chỉ quỹ) trên TTCK với thời gian tối đa là 2 năm ngay
sau khi thông tư có hiệu lực.
Thứ ba,
lợi nhuận thu được từ nhà tạo lập (nếu có)
thì được đưa vào khoản thu nhập không chịu thuế trên
báo cáo tài chính.
Thứ tư,
đối với những công ty nộp hồ sơ niêm yết
bắt buộc phải có hợp đồng với nhà tạo lập là công ty
chứng khoán hoặc tổ chức tạo lập khác (ngân hàng
giám sát, quỹ đầu tư). Nếu không đủ điều kiện này thì
không cho phép niêm yết.
Thứ năm,
đối với các CTNY đã có thanh khoản tốt,
liên tiếp trong 1 năm, khối lượng giao dịch bình quân
từ 3% trở lên so với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành
thì không bắt buộc phải có nhà tạo lập. Nếu có năm
thấp hơn 3% thì bắt buộc CTNY phải tìm nhà tạo lập
hoặc tự tạo lập.
Thứ sáu,
để khuyến khích hoạt động tạo lập thị
trường trên TTCK, cần xem xét miễn phí và thuế cho
các tài khoản thu nhập từ tạo lập cho các nhà tạo lập
thị trường và cũng là giải pháp nên áp dụng trong giai
đoạn đầu đối với hoạt động này.
Tài liệu thamkhảo:
1. Quốc hội, Luật Chứng khoán 2006 và Luật Chứng khoán sửa đổi 2010;
2. Chính phủ (2012), Nghị định 58/2012/NĐ-CP vàNghị định 60/2015/NĐ-CP hướng
dẫn thi hành Luật Chứng khoán;
3. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 203/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch
chứng khoán.
trong hoạt động tạo lập thị trường trên TTCKViệt Nam,
cụ thể:
Về phía nhà đầu tư
Thứ nhất,
những công ty có kết quả hoạt động kinh
doanh kém, muốn tạo thanh khoản sẽ rất khó khăn vì
sẽ ít NĐT quan tâm đến những DN này trong khi NĐT
còn nhiều lựa chọn khác (những cổ phiếu của DN tốt).
Đầu tư vào những công ty có hoạt động sản xuất kinh
doanh kém thì rủi ro rất lớn.
Thứ hai,
những CTNY có lượng cổ phiếu cô đặc ở
những cổ đông lớn, kết quả sản xuất kinh doanh tốt thì
những cổ đông này lại muốn nắm giữ, không muốn
mất quyền lợi từ nguồn cổ tức cao và lợi ích khác từ tỷ
lệ sở hữu lớn.
Thứ ba,
với những CTNY mang tính chất đối phó
thì NĐT càng không muốn quan tâm, vì tính trì trệ
của những công ty như vậy rất lâu mới có thể thay
đổi, đó là chưa kể việc “cha truyền con nối” ở các
công ty đó còn rõ ràng hơn thông qua việc nhượng
lại toàn bộ cổ phần hoặc dựa vào cổ phần lớn để dễ
dàng bổ nhiệm người nhà vào vị trí tốt trong công ty
mà không gặp bất kỳ một cản trở nào.
Về phía nhà tạo lập thị trường
(chủ yếu là các công ty chứng khoán)
Thứ nhất,
khi thamgia trong vai trò nhà tạo lập, công
ty chứng khoán phải lựa chọn những cổ phiếu có kết
quả kinh doanh tốt để làm tạo lập nhằm giảm rủi ro.
Thứ hai,
cổ phiếu của những CTNY cô đặc quá gần
như không thể tạo thanh khoản được vì lượng cổ phiếu
tự do chuyển nhượng quá ít. Các cổ đông nắm giữ cổ
phiếu này thường xác định đầu tư dài hạn để hưởng
cổ tức tốt từ DN nên họ cũng không muốn mua bán để
hưởng chênh lệch giá.
Thứ ba,
công ty chứng khoán hay nhà tạo lập khó
tiếp cận được với lãnh đạo DN thuần nhà nước mặc dù
đã cổ phần hóa vì các nhà tạo lậpmuốn hướng đến hiệu
quả kinh doanh của CTNY cũng như hướng đến hiệu
quả cho chính mình khi tham gia tạo lập. Trong khi đó,
CTNY lại không muốn tham gia, vì lâu nay, không có
nhà tạo lập, họ vẫn hoạt động sản xuất an toàn.
Thứ tư,
những CTNY có thanh khoản tốt và ổn
định lại không cần đến sự tham gia của nhà tạo lập
thị trường.
Từ những phân tích trên, những hy vọng thanh
khoản tăng đột biến sau ngày 01/07/2017 vẫn cần
thời gian để kiểm định. Đồng thời, các cơ quan
quản lý nhà nước cần có thời gian lắng nghe thị
trường và khắc phục những bất cập để thị trường
hoạt động thực sự hiệu quả.
Hệ thống các nhà tạo lập thị trường đóng vai
trò quan trọng trong việc kết nối cung cầu,
thúc đẩy thanh khoản của các chứng khoán
trên thị trường. Thông qua các nhà tạo lập thị
trường, nhà đầu tư có thể dễ dàng bán hoặc
mua một loại chứng khoán nào đó, nhất là
những chứng khoán không có thanh khoản
hoặc thanh khoản thấp.
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...120
Powered by FlippingBook