So ky 2 thang 6 - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
47
5
thường đòi hỏi mức lãi suất cho vay cao hơn lãi suất
cho vay trung bình của ngân hàng thương mại cùng
khu vực, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến tác động
giảm nghèo.
Mặt khác, nếu các tổ chức tài chính vi mô lựa
chọn một kế hoạch mở rộng độ phủ hay tăng nhanh
số lượng khách hàng, chi phí hoạt động sẽ tăng lên.
Điều này gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự bền
vững về tài chính và khả năng thực hiện mục tiêu
xã hội là giảm nghèo. Nghiên cứu của Weiss, J., &
Montgomery, H. (2005) đã chỉ ra sự khác biệt trong
việc lựa chọn mô hình phát triển giữa các tổ chức tài
chính vi mô khác nhau ở châu Á và Mỹ Latinh. Theo
đó, các tổ chức tài chính vi mô ở Mỹ Latinh thường
được xem như là phương tiện hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ phát triển thì ở châu Á, hoạt động của tổ chức
tài chính vi mô lại luôn được coi là công cụ xóa đói
giảm nghèo hiệu quả.
Với dân số 91,7 triệu người (năm 2015) và 72%
dân số sống ở nông thôn, Việt Nam là một thị
trường hứa hẹn cho các tổ chức tài chính vi mô. Từ
năm 1995, Ngân hàng Người nghèo Việt Nam (sau
là Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam) chính
thức xuất hiện như một tổ chức tài chính chuyên
phục vụ những đối tượng chính sách. Từ năm 1991
và đặc biệt sau năm 1999, số lượng các tổ chức tài
chính vi mô không chính thức liên tục gia tăng, giúp
cải thiện mức sống của hơn 7,56 triệu người thông
qua các khoản vay với giá trị trung bình khoảng 600
USD (MIX, 2015).
Về mặt pháp lý, có 2 loại nhà cung cấp dịch vụ
tài chính vi mô ở Việt Nam: nhóm chính thức (bao
gồm các ngân hàng, hiệp hội tín dụng và những
tổ chức tài chính vi mô thành lập và hoạt động
Thực trạng tài chính vi mô tại Việt Nam
Hiện nay, vẫn còn nhiều khái niệm khác nhau
về tài chính vi mô. Đáng chú ý, khi nói về tài chính
vi mô, Giáo sư Muhammad Yunus – nhà sáng lập
của Grameen Bank từng nhấn mạnh, “tài chính vi
mô không phải là từ thiện mà là kinh doanh. Kinh
doanh vì mục tiêu xã hội để giúp mọi người thoát
nghèo”. Sự khác biệt lớn giữa các tổ chức tài chính
vi mô và các tổ chức từ thiện được thành lập để hỗ
trợ những người thiệt thòi trong xã hội là tính bền
vững hoặc khả năng tự vững về tài chính. Vấn đề
đặt ra là để tự vững về tài chính, các tổ chức tài
chính vi mô phải có thu nhập đủ để bù đắp tất cả chi
phí hoạt động vốn luôn cao hơn mức chi phí trung
bình tại các ngân hàng thương mại do những khó
khăn trong việc kiểm soát rủi ro và quản trị khách
hàng. Cụ thể, các tổ chức tài chính vi mô bền vững
CHỈSỐHIỆUSUẤTVÀMỨCĐỘ
PHỤTHUỘCTRỢCẤPCỦATỔCHỨCTÀICHÍNHVIMÔ
ThS. NGUYỄN THANH HUYỀN
- Học viện Ngân hàng
Nghiên cứu này đánh giá mức độ tự vững về tài chính của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam thông
qua việc tính toán và phân tích chỉ số về hiệu suất và mức độ phụ thuộc trợ cấp tại 2 tổ chức tài chính vi
mô tiêu biểu cho nhóm tổ chức tài chính vĩ mô chính thức và phi chính thức của Việt Nam. Số liệu sử dụng
trong quá trình tính toán được thu thập từ kho dữ liệu Mix Market, ngân hàng dữ liệu điện tử của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF) và báo cáo thường niên của Tổ chức tài chính vi mô TNHH Quỹ Tình Thương - TYM và Quỹ
Hỗ Trợ vốn cho người nghèo - CEP trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015.
Từ khóa: Tài chính vi mô, tự vững tài chính, hiệu suất, mức độ phụ thuộc trợ cấp
This study assesses the financial independence of
microfinance institutions inVietnamby calculating
and analyzing the index of the performance and
subsidy dependency level at twotypical formal and
non-formal micro-finance institutions. The data
used in the calculation process were collected from
the Mix Market, the International Monetary Fund
(IMF) electronic databank and the annual reports
of the TYM Fund and the CEP Fund for the period
of 2007 - 2015.
Key words: Microfinance, financial autonomy,
efficiency, subsidy dependence level
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...120
Powered by FlippingBook