So ky 2 thang 6 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
49
5
Một tổ chức tài chính vi mô có thể bền vững về
tài chính nếu nó có tổng doanh thu lớn hơn cả chi
phí và trợ cấp.
NS = S – (TR – TE) (5)
Với NS là trợ cấp ròng, TR là tổng doanh thu và
TE là tổng chi. Nếu S lớn hơn giá trị của tổng lợi
nhuận thì tổ chức đang hưởng một khoản trợ cấp
ròng và ngược lại. Phương trình phân chia (5) thành
(r1 * L) + (ri * I) và sau đó chia cả tử và mẫu cho (r1
* L) trước khi sắp xếp lại công thức, chỉ số Hiệu suất
và mức độ phụ thuộc trợ cấp (ESII) được tính bằng:
ESII = [S/((r1*L))+((w*Emp)+(bi*B)+(di*MS)+(θ*L)+OPE)/
((r1*L))-((ri*I))/((r1*L))-IG/((r1*L))]/[1+((ri*I))/((r1*L))] (6)
ESII bị ảnh hưởng bởi hiệu quả về chi phí, sự
pha trộn danh mục đầu tư, lãi suất thị trường, trợ
cấp gộp và mức trợ cấp. ESII cao cho thấy MFI phụ
thuộc nhiều hơn vào trợ cấp. Giá trị bằng không
hoặc âm của ESII tượng trưng cho sự không phụ
thuộc vào trợ cấp.
Nghiên cứu này phân tích thực nghiệm về tính
bền vững của TYM và CEP dựa trên những dữ liệu
từ kho dữ liệu Mix market, thư viện điện tử của IMF
và báo cáo tài chính thường niên của hai tổ chức tài
chính vi mô trong giai đoạn 2007-2015.
Kết quả nghiên cứu và trao đổi
Hình 1 minh hoạ các kết quả tính toán ESII
của CEP và TYM từ năm 2007 đến năm 2015.Nhìn
chung, ESII của cả 2 tổ chức đều nhỏ hơn 0.5 và
chỉ số này của CEP thường thấp hơn TYM trong
suốt thời gian nghiên cứu. Điều này hàm ý là mức
độ phụ thuộc ít hơn đối với trợ cấp hay hỗ trợ tài
chính từ các nhà tài trợ của CEP so với TYM. CEP
giữ chỉ số này dao động quanh mức 0.25, gần như
độc lập với quỹ tài trợ từ các nhà tài trợ. Trong
khi ESII của TYM tăng dần từ sau khi tổ chức này
chính thức trở thành một tổ chức tài chính vi mô
bởi mức độ hiệu suất tài chính, hiệu suất sử dụng
chi phí hoạt động, chi phí cơ hội của vốn, lãi suất
vay và cho vay. Do đó, một chỉ số có căn cứ rộng
hơn đã được phát triển bởi Khalily, M. B., Imam, M.
O. và Khan, S. A. (2000) nhằm đánh giá mức độ bền
vững tài chính của hai tổ chức tài chính vi mô lớn
nhất Bangladesh là Grameen Bank và Hiệp hội vì sự
tiến bộ Xã hội (ASA) từ năm 1993-1997.
Dựa trên những nghiên cứu trong nước và quốc
tế, tác giả sẽ tính toán chỉ số Hiệu suất và độ phụ
thuộc tài trợ (ESII) theo Khalily (2000) trên hoạt
động của 2 tổ chức tài chính vĩ mô TYM và CEP tại
Việt Nam từ năm 2007 đến 2015 nhằm đánh giá sự
bền vững tài chính của tổ chức tài chính vi mô chính
thức và phi chính thức lớn nhất Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Việc tính toán ESII bắt đầu từ việc mô hình hóa
một tổ chức tài chính vi mô điển hình chỉ cung cấp
2 loại dịch vụ tài chính là tín dụng và tiết kiệm cho
khách hàng mục tiêu. Tổ chức tài chính vi mô này
huy động vốn từ 3 nguồn chính: vay từ hệ thống
ngân hàng, trợ cấp từ các nhà tài trợ và tiết kiệm,
được thể hiện qua công thức:
TF = B + G + MS (1)
Trong đó: TF là tổng tài sản, B là tiền vay, G là
khoản tài trợ và MS là tiền gửi tiết kiệm của các
thành viên.
Tổng tài sản thường được sử dụng để cho vay
hoặc đầu tư nên tổng doanh thu của tổ chức tài
chính vi mô được tính bằng:
TR = (r1*L) + (ri*I) + IG (2)
Trong đó: TR là tổng doanh thu, (r1 * L) và (ri * I)
là thu nhập từ cho vay và đầu tư. Giả định rằng các
nhà tài trợ cung cấp trợ cấp thu nhập (IG) để giúp
các tổ chức tài chính vi mô bồi hoàn toàn bộ chi phí
hoạt động. Để tạo ra thu nhập, tổ chức tài chính vi
mô phải trả các khoản chi phí cho nhân sự (w*Emp),
cho huy động từ các khoản vay (bi*B), tiền gửi tiết
kiệm (di*MS), bù đắp nợ khó đòi (θ*L) và chi phí
vận hành OPE.
TE = (w*Emp)+(bi*B)+(di*MS)+(θ*L)+OPE (3)
Tổng trợ cấp mà tổ chức TCVM được xác định
như sau:
S = (G+EQF)*rm + (rm – bi)*B + IG (4)
Trợ cấp tổng (Gross Subsidy - S) được định nghĩa
là tổng chi phí trợ cấp trực tiếp và chi phí cơ hội
cho các nhà tài trợ để các tổ chức tài chính vi mô
sử dụng quỹ thay vì cho cho vay thương mại (rm
– bi)*B. EQF và G là khoản trợ cấp gộp từ vốn cổ
phần và tài trợ; rm là lãi suất thị trường phản ánh
chi phí cơ hội.
HÌNH 1: CHỈ SỐ HIỆU SU T VÀ ĐỘ PH C HỒI CỦA 2 T CHỨC
TÀI CHÍNH VĨ MÔ CEP VÀ TYMTỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2015
Nguồn: Tính toán của tác giả
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...120
Powered by FlippingBook