So ky 2 thang 6 - page 50

48
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
nữ. Năm 2014, 42% các khoản cho vay CEP được
sử dụng để làm vốn lưu động cho hoạt động kinh
doanh, 14% cho vay cải thiện nhà ở và vệ sinh,
15% vốn vay cho chăn nuôi và 29% các khoản cho
vay, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ, mua sắm tài sản
sản xuất, chăm sóc y tế, học phí và trả nợ (trang
web của CEP 2015).
Cơ sở lý luận và những nghiên cứu liên quan
Theo các chuyên gia tài chính, tính bền vững
của tổ chức tài chính vi mô bao gồm hai mức độ,
gồm: i) Sự tự vững trong hoạt động đề cập đến
khả năng của các tổ chức để tạo ra doanh thu đủ
để trang trải chi phí vận hành nhưng chưa phải
toàn bộ chi phí, đặc biệt là phần chi phí huy
động vốn; ii) Sự tự vững về tài chính được thể
hiện bằng việc tổ chức tự tồn tại mà không cần
đến nguồn trợ cấp, hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.
Nếu tổ chức không bền vững về mặt tài chính, nó
không thể tồn tại nếu vốn đầu vào của nó thay vì
hưởng lãi suất ưu đãi phải chịu lãi suất thị trường
(Morduch, J. 1999). Trong khi đó, theo nghiên cứu
mới nhất về tính bền vững của các tổ chức tài
chính vi mô tại Việt Nam, Nguyễn, K. A, Lê, T. T.
(2013) đã sử dụng ba chỉ số: Khả năng tự vững về
hoạt động (OSS), tự vững về tài chính (FSS) và tự
vững về thể chế (ISS) để phân tích tính bền vững
của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam và so
sánh chúng với các tổ chức tài chính vi mô khác
trong khu vực.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đang
sử dụng chỉ số Phụ thuộc trợ cấp (SDI) để đánh giá
mức độ tự vững về tài chính của một tổ chức tài
chính vi mô. SDI tính tỷ lệ doanh thu từ cho vay trên
tổng dư nợ để xác định sự phụ thuộc vào trợ cấp.
Thêm nữa, chỉ số này có những giới hạn trong hàm
ý chính sách bởi sự cụ thể và giới hạn của số lượng
các biến. Tỷ lệ Phụ thuộc trợ cấp (SDR) được cải tiến
từ SDI khi xem xét toàn bộ danh mục đầu tư thay
vì chỉ có danh mục cho vay. Tuy nhiên, cả hai chỉ số
này đều không tính đến nhiều thông tin quan trọng.
Mức độ phụ thuộc vào trợ cấp nên được xác định
theo Luật Các tổ chức tín dụng hoặc Luật Các tổ
chức tài chính vi mô) và nhóm phi chính thức (bao
gồm các tổ chức phi Chính phủ, dự án thành lập
và hoạt động theo các dự án hợp tác hoặc do các
tổ chức phi Chính phủ điều hành). Nổi bật trong
nhóm chính thức có Tổ chức tài chính vi mô TYM
- tổ chức tài chính vi mô đầu tiên tại Việt Nam
được thành lập theo Luật Các Tổ chức Tài chính
vi mô năm 2005. Trong nhóm phi chính thức có
CEP- nổi bật nhất nhờ quy mô vốn và lịch sử hoạt
động lâu dài.
TYM là tổ chức tài chính vi mô chính thức đầu
tiên tại Việt Nam do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
thành lập với sứ mệnh ưu tiên cải thiện chất lượng
cuộc sống của các phụ nữ nghèo, yếu thế thông qua
các dịch vụ tài chính và phi tài chính, tạo cơ hội cho
phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã
hội, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ.
Trải qua 25 năm phát triển và trưởng thành, với
thành tích giúp đỡ hàng nghìn phụ nữ thoát nghèo
bền vững, vươn lên làm giàu, xây dựng mô hình
vay vốn dễ dàng và phù hợp với các hộ gia đình
tại các địa bàn nông thôn, góp phần tích cực vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước, TYM
đã vinh dự nhận được những giải thưởng cao quý
do Nhà nước trao tặng. Địa bàn hoạt động chính
của TYM trải rộng trên những tỉnh thành phía Bắc
như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái
Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thanh
Hoá và Nghệ An.
Trong khi đó, CEP - Quỹ Hỗ trợ vốn cho lao
động nghèo tự tạo việc làm là một tổ chức tài
chính vi mô hoạt động lâu năm tại các tỉnh Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với nhiệm
vụ chính là nâng cao chất lượng cuộc sống của
người nghèo thông qua việc cung cấp các dịch
vụ tài chính vi mô. Năm 1991, UBND TP. Hồ Chí
Minh đã cho phép Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí
Minh chính thức thành lập “Quỹ Hỗ trợ Vốn cho
người nghèo” nhằm xây dựng mối quan hệ chặt
chẽ giữa những người lao động nghèo, tạo cơ hội
giảm nghèo thông qua các khoản vay để tạo thêm
thu nhập và việc làm. Đến năm 2014, CEP đã giải
ngân 315.956 khoản vay cho 277.000 người thông
qua 32 chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh
lân cận là Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng
Tháp, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Vĩnh
Long. CEP còn cung cấp các dịch vụ phi tài chính
cho người lao động nghèo và đảm bảo rằng tất cả
khách hàng mới là thành viên nghèo nhất trong
cộng đồng của họ. Quy mô vốn vay trung bình
là 567 USD với 75% khách hàng vay CEP là phụ
Tính bền vững của tổ chức tài chính vi mô gồm:
Sự tựvững tronghoạt độngđề cậpđếnkhảnăng
của các tổ chức để tạo ra doanh thu đủ để trang
trải chi phí vận hành nhưng chưa phải toàn bộ
chi phí, đặc biệt là phần chi phí huy động vốn; Sự
tự vững về tài chính được thể hiện bằng việc tổ
chức tự tồn tại mà không cần đến nguồn trợ cấp,
hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...120
Powered by FlippingBook