TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 27

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
29
(vii) Khi khoảng cách đã được xác định thì việc
tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch hành động
bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm
mốc và trách nhiệm cụ thể. Cái gì là ưu tiên? Đâu
là chỗ chúng ta cần tập trung nỗ lực? Cần những
nguồn lực gì?...
(viii) Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành
động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự
thay đổi. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng
hơn khi mọi người được biết vai trò của mình là
đóng góp và xây dựng tương lai DN.
(ix) Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ
chối thay đổi và xây dựng các chiến lược để đối
phó. Theo đó, người lãnh đạo phải khuyến khích,
động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ
tăng lên trong quá trình thay đổi.
(x) Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự
thay đổi văn hóa. Trong giai đoạn các hành vi
theo mẫu hình lý tưởng cần được khuyến khích,
động viên. Hệ thống khen thưởng phải được thiết
kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hoá DN.
(xi) Tiếp tục đánh giá văn hóa DN và thiết lập
các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và
thay đổi. Văn hoá không phải là bất biến, vì vậy
khi ta đã xây dựng được một văn hoá phù hợp thì
việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các
giá trị tốt.
Tóm lại, xây dựng văn hóa DN không đơn
thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong muốn mà
đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi
xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách
hiểu đúng đắn tổng thể về văn hóa DN, mô hình
này sẽ giúp các DN từng bước xây dựng thành
công văn hoá cho mình.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.,TS. Nguyễn Mạnh Quân (2012), Tài liệu dành cho đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho các DN nhỏ và v a, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
2. Văn hóa DN Việt Nam hiện nay.
tiet/newsid/9550/Van-hoa-doanh-nghiep-Viet-Nam-hien-nay;
3. Tại sao cần phải có văn hóa DN?
xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep.
chọn và định hướng hành động. Khi phải đối mặt
với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính
là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
Thứ tư,
lợi thế cạnh tranh: Tổng hợp các yếu tố
gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm
tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên
thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp DN
cạnh tranh tốt trên thị trường.
Xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp bền vững
Xây dựng văn hoá DN là một quá trình tổng
thể chứ không phải chỉ là việc đưa một giá trị một
cách đơn l rời rạc. Đã có nhiều mô hình văn hóa
DN được các nhà nghiên cứu đề xuất. Tuy nhiên,
một DN đơn thuần chỉ cần tiến hành những bước
theo như mô hình Julie Heifetz & Richard Hagberg
đã đề xuất:
(i) Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh
hưởng đến chiến lược DN trong tương lai. Xem
xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược DN
trong tương lai.
(ii) Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho
thành công. Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng
văn hoá DN. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị
không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và
linh hồn của DN.
(iii) Xây dựng tầm nhìn mà DN sẽ vươn tới. Tầm
nhìn chính là bức tranh lý tưởng về DN trong tương
lai. Tầm nhìn chính là định hướng để xây dựng văn
hoá DN. Có thể DN mà ta mong muốn xây dựng
hoàn khác biệt so với DN hiện mình đang có.
(iv) Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định
những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi. Sự thay
đổi hay xây dựng văn hoá DN thường bắt đầu
bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế
nào và kết hợp với chiến lược phát triển DN.
(v) Khi chúng ta đã xác định được một văn
hoá lý tưởng cho DN mình và cũng đã có sự thấu
hiểu về văn hoá đang tồn tại trong DN mình. Lúc
này sự tập trung tiếp theo là vào việc làm thế
nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị
chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong
muốn. Các khoảng cách này nên đánh giá theo 4
tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao
tiếp, đối xử.
(vi) Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc
dẫn dắt thay đổi văn hóa. Lãnh đạo đóng vai trò
cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá.
Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ
lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng
tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin
tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không đơn
thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong
muốn mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các
thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên
của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đắn tổng
thể về văn hóa doanh nghiệp, mô hình này
s giúp các doanh nghiệp từng bước xây
dựng thành công văn hoá cho mình.
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...82
Powered by FlippingBook