TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
23
quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy
nhiên, Bộ Tư pháp cho rằng, quy định của Điều
292 có phạm vi tương đối rộng và các từ ngữ
sử dụng trong điều luật chưa thật sự phù hợp
với các quy định liên quan của pháp luật chuyên
ngành. Do vậy, cơ quan này nhận thấy cần phải
sửa đổi, bổ sung theo hướng thu hẹp một cách
hợp lý phạm vi xử lý hình sự về tội danh này,
đồng thời điều chỉnh các quy định cụ thể trong
điều luật cho phù hợp. Do đó, dự thảo Luật sửa
đổi đối tượng vi phạm là “người nào cung cấp
một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy
tính, mạng viễn thông mà chưa được phép của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật” thay cho cụm từ “không có giấy phép
hoặc không đúng với nội dung được cấp phép”
với số thu lợi bất chính 100-300 triệu đồng, thay
vì mức 50-200 triệu đồng như trước đó.
Mức phạt vẫn giữ nguyên từ 200 đến 500 triệu
đồng đối với các hành vi vi phạm như: Kinh
doanh vàng miếng trên tài khoản (trước đó là kinh
doanh vàng); Sàn giao dịch thương mại điện tử;
Kinh doanh đa cấp; Trung gian thanh toán; Trò
chơi điện tử trên mạng. Riêng với điểm (e) của dự
thảo, Bộ Tư pháp đưa ra hai phương án, một là
bãi bỏ, hai là liệt kê cụ thể các dịch vụ khác trên
mạng máy tính, mạng viễn thông. Ngoài ra, Điều
292 sửa đổi còn quy định mức phạt tiền lên 0,5-1,5
tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm với
các hành vi thu lợi bất chính từ 300 đến dưới 500
triệu đồng, trong khi trước đó quy định ở mức từ
200 triệu đồng và giới hạn doanh thu từ 0,5 đến 2
tỷ đồng. Trong trường hợp phạm tội trong trường
hợp thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên sẽ bị
phạt 1,5-5 tỷ đồng hoặc phạt tù 2-5 năm.
Việc sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015 và sớm
đưa những quy định về nhóm tội phạm CNTT
và mạng viễn thông vào hiệu lực thi hành sẽ góp
phần xử lý các hành vi vi phạm về nhóm tội phạm
này được đầy đủ và triệt để hơn theo phương
châm ”đúng người, đúng pháp luật”. Ngoài ra,
những quy định xử lý người phạm tội còn có tác
dụng phòng ngừa và ngăn chặn triệt để hành vi vi
phạm và những lợi ích kinh tế có được do phạm
tội mang lại.
Tài liệu tham khảo:
1. Học viện Cảnh sát nhân dân, 11/2014,”Phòng, chống tội phạm s dụng
công nghệ cao - Nh ng vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo”;
2. Luật An toàn thông tin 2015;
3. Bộ luật Hình sự 2015; Dự thảo Luật s a đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật hình sự 2015 (tháng 8/2016).
với mức phạt 20-30 triệu đồng. Các sàn giao dịch
thương mại điện tử rất đa dạng trong đó có 3 loại
chính: (i) Cho phép người tham gia đăng tin mua
bán hoặc trưng bày giới thiệu sản phẩm; (ii) Sàn
giao dịch trợ giúp các bên thanh toán thông qua tài
khoản ngân hàng; (iii) Sàn cho phép người tham
gia nộp tiền vào một tài khoản có sẵn, thực hiện
mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua tài khoản
đó và có thể rút tiền ra. VCCI khẳng định, trong
các loại hình trên chỉ có loại thứ ba có thể lợi dụng
chiếm đoạt tài sản. Do đó, cần phân biệt rõ các loại
sàn giao dịch thương mại điện tử và có chính sách
hình sự áp dụng khác nhau. Ngoài ra, Điều 292 còn
xác định yếu tố địa điểm, phương pháp, công cụ
phạm tội là trên mạng máy tính, mạng viễn thông
như thương mại điện tử, trung gian thanh toán, trò
chơi điện tử trên mạng, các dịch vụ khác trên mạng.
Song, vẫn có 2 hành vi có thể được thực hiện không
nhất thiết trên mạng là kinh doanh đa cấp và kinh
doanh vàng tài khoản. Vì vậy, việc phân biệt này
sẽ nảy sinh câu hỏi: Vì sao chính sách hình sự của
Nhà nước lại phân biệt đối xử giữa kinh doanh trên
mạng và kinh doanh không trên mạng. Ngoài ra,
điều này đi ngược lại với chủ trương không hình
sự hoá quan hệ kinh tế theo Nghị quyết 35-2016/
NQ-CP và Hiến pháp năm 2013.
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Hình sự 2015, cơ quan soạn thảo
vẫn giữ Điều 292 về tội cung cấp dịch vụ trái phép
trên mạng máy tính, mạng viễn thông nhưng có
nới lỏng hơn và nâng mức xử phạt tiền so với Bộ
luật Hình sự 2015 với nhận thức đây đang là một
hướng phát triển có tiềm năng và ngày càng có
nhiều người tham gia, vì vậy pháp luật cần có cơ
chế thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
lĩnh vực kinh doanh này. Tuy nhiên, bên cạnh việc
tạo điều kiện cho những người làm ăn chân chính,
tuân thủ pháp luật thì cũng cần có biện pháp xử lý
nghiêm đối với những người tham gia kinh doanh
trong lĩnh vực này mà vi phạm. Theo Bộ Tư pháp,
những dịch vụ được nêu trong Điều 292 là những
ngành nghề kinh doanh có điều kiện và việc kinh
doanh này nếu được thực hiện trên mạng máy
tính, mạng viễn thông thì sẽ rất khó kiểm soát và
dễ xảy ra vi phạm, số người bị hại có thể lên đến
hàng trăm, hàng nghìn người.
Việc giữ Điều 292 là nhằm góp phần tạo ra môi
trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh trên
mạng; bảo vệ những người làm ăn chân chính,
đúng pháp luật, xử lý nghiêm những người cố
tình vi phạm pháp luật và thu lời bất chính lớn
từ việc vi phạm đó, góp phần tăng cường sự
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...82
Powered by FlippingBook