TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 24

26
MDA là một phương pháp thống kê được sử
dụng để phân loại một quan sát nào đó vào một
hay nhiều nhóm độc lập dựa vào những đặc thù
riêng biệt của những quan sát. Phương pháp này
được sử dụng trước hết là để phân loại và/hoặc dự
báo những vấn đề mà biến độc lập xuất hiện ở dạng
định tính như phá sản hay không phá sản. Do đó,
bước đầu tiên là phải xây dựng việc phân loại nhóm
rõ ràng. Sau khi các nhóm đã được thiết lập, dữ liệu
phải được thu thập. MDA sẽ lọc ra, kết hợp tuyến
tính của những đặc trưng này để phân biệt tốt nhất
giữa các nhóm.
Các mô hình được phát triển thông qua MDA có
hình thức như sau:
Trong đó: Z: chỉ số tổng thể
β1, β2,…, βn: hệ số phân biệt
x1, x2,…, xn: các biến độc lập
Khi nghiên cứu rủi ro phá sản, có hai nhóm đối
tượng là các công ty có rủi ro phá sản và không có
rủi ro phá sản. Mức chỉ số phân biệt (Z) được thực
hiện để ước tính đặc tính phá sản của công ty. Giá trị
của Z càng thấp, xác suất xảy ra rủi ro phá sản của
công ty càng tăng và ngược lại.
Kỹ thuật phân tích MDA có ưu điểm là xem
xét cân nhắc toàn bộ tập hợp các đặc điểm chung
của các công ty tương ứng, cũng như sự tương tác
lẫn nhau của các đặc điểm này. Trong khi đó, một
nghiên cứu đơn biến chỉ có thể cân nhắc các công
cụ đo lường được sử dụng cho nhóm chỉ định trước
T
heo Triều Nguyên (2001), phương pháp thống
kê là một trong những phương pháp nghiên
cứu chính xác, giúp phát hiện ra những quy
luật của hiện thực khách quan từ một sự vật, hiện
tượng. Phương pháp thống kê là một quá trình, bao
gồm điều tra thống kê, khái quát hóa thông tin (còn
gọi là tổng hợp thống kê), phân tích và dự báo. Đây
chính là quá trìnhmô hình hóa toán học các vấn đề cần
phân tích theo mục đích của nghiên cứu. Bằng cách
này ta mới có khả năng ứng dụng rộng rãi các phương
pháp phân tích thống kê nhiều chiều, lý thuyết điều
khiển, lý thuyết dự báo… trong quá trình nghiên cứu.
Trong thực tế, tùy thuộc vào phương pháp thống kê
được sử dụng trong phân tích rủi ro phá sản có thể
tiếp cận theo các mô hình thống kê sau đây:
- Mô hình phân tích biệt (MDA)
- Mô hình Logit và Probit
- Mô hình hồi quy
- Mô hình mạng Neutral
Trong việc phân tích rủi ro phá sản của doanh
nghiệp (DN) có sử dụng thủ tục thống kê đòi hỏi
việc đưa ra các giả thuyết liên quan đến tiêu chuẩn
rủi ro phá sản tiềm năng. Những giả thuyết này xem
xét đến rủi ro phá sản của DN là cao, thấp hơn rủi ro
phá sản trung bình của những DN có rủi ro phá sản
so với DN không có rủi ro phá sản. Những thông
tin về rủi ro phá sản của mỗi DN đều được thể hiện
qua bộ số liệu thực nghiệm, những giả thuyết này
có thể bị bác bỏ hoặc chấp nhận một cách phù hợp.
Các mô hình sử dụng trong phương pháp phân tích
thống kê gồm:
Thứ nhất, mô hình phân tích biệt số bội (MDA)
VẬNDỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
TRONG PHÂNTÍCHRỦI RO PHÁ SẢNTẠI DOANHNGHIỆP
ThS. NGUYỄN THỊ NGA
- Đại học Lao động - Xã hội
Hội nhập kinh tế sâu rộng mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội, song cũng không ít thách thức
trong hoạt động kinh doanh. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường làm cho không ít doanh nghiệp
phải điêu đứng, thua lỗ dẫn đến nguy cơ đối diện với phá sản, kéo theo nhiều hệ lụy cho bản thân doanh
nghiệp, những đối tác liên quan và cho cả nền kinh tế. Vì vậy, việc phân tích rủi ro phá sản trong các doanh
nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bài viết giới thiệu phương pháp phân tích thống kê để ứng dụng
trong phân tích rủi ro phá sản của doanh nghiệp.
Từ khóa: Phá sản, rủi ro, thống kê, doanh nghiệp, mô hình.
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...82
Powered by FlippingBook