TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 30

32
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
l , cho vay tín chấp; Nới hạn mức tăng trưởng tín
dụng ngân hàng, khai thông cho vay tiêu dùng của
các ngân hàng qua các công ty tài chính; Khuyến
khích các NHTM đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin… Các cơ quan quản lý nhận thức được
rằng, trên giác độ kinh tế - xã hội, dịch vụ ngân
hàng bán l có tác dụng đẩy nhanh quá trình luân
chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn
để phát triển kinh tế; đồng thời, giúp cải thiện đời
sống dân cư, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần
tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và
khách hàng. Bên cạnh đó, thông qua các dịch vụ
thanh toán quốc tế như chuyển tiền quốc tế, nhờ
thu quốc tế hoặc dịch vụ chuyển tiền kiều hối…
dịch vụ ngân hàng bán l cũng giúp Nhà nước tăng
nguồn thu dự trữ ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh
toán, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
Trên một góc nhìn khác, thông qua số dư và các
giao dịch trên tài khoản, Chính phủ có thể kiểm
soát được nguồn thu ngân sách từ thuế, kiểm soát
được nguồn lực trong dân và trong tổng thể nền
kinh tế, từ đó định ra được những chính sách vĩ
mô giúp kiểm soát và phát huy hiệu quả các công
cụ điều hành vĩ mô.
Về phía các NHTM, dưới áp lực cạnh tranh
ngày càng tăng từ các đối thủ ngoại, sự phát triển
bùng nổ của công nghệ thông tin… họ không còn
sự lựa chọn nào khác là nâng cao sức cạnh tranh
để phát triển. Trong đó, tập trung phát triển dịch
vụ ngân hàng bán l được coi là chiến lược đúng
đắn mà các ngân hàng trên thế giới vẫn thường áp
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ thời gian qua
Những năm gần đây, cùng với sự mở cửa và
hội nhập vào nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng, dịch vụ ngân hàng bán l của các ngân hàng
thương mại (NHTM) cũng trở nên sôi động. Theo
đó, trong chiến lược phát triển của mình, phần lớn
NHTM dù là NHTM của Nhà nước hay NHTM cổ
phần đều hướng đến mục tiêu đẩy mạnh khai thác
và phát triển dịch vụ ngân hàng bán l . Thống kê
sơ bộ cho thấy, tính đến năm 2015, các NHTM
Việt Nam đã có 83 sản phẩm bán l khác nhau.
Hầu hết NHTM tập trung phát triển mảng dịch vụ
bán l thông qua việc đẩy mạnh hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ
mới, đa tiện ích như ATM, internet banking, home
banking, PC banking, mobile banking... Nhờ vậy,
các NHTM Việt Nam đã có những cải thiện đáng
kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều
hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân
phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xu
hướng này cũng đã đánh dấu bước phát triển mới
của thị trường dịch vụ ngân hàng bán l tại Việt
Nam, phát triển dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt. Minh chứng là tỷ trọng nguồn vốn huy
động từ dân cư tăng lên đáng kể và chiếm 35-40%
tổng vốn huy động.
Về phía quản lý nhà nước, ngành Ngân hàng
cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này
thông qua các giải pháp cụ thể như: Khuyến khích
các NHTM phát triển các dịch vụ ngân hàng bán
PHÁT TRIỂNDỊCHVỤNGÂNHÀNGBÁN LẺ
TẠI CÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI VIỆT NAM
TRẦN THỊ THANH THỦY
- Trường Đào tạo cán bộ Agribank
Trong tiến trình hội nhập thị trường tài chính – ngân hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày
càng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Do vậy, trong chiến lược
phát triển của mình, phần lớn các ngân hàng thương mại đều hướng đến mục tiêu đẩy mạnh khai thác và
phát triển phân khúc này. Theo các chuyên gia tài chính – ngân hàng, việc xác định chiến lược tập trung
phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng
trong khu vực và trên thế giới. Tại Việt Nam, với mức tăng trưởng kinh tế cao, môi trường pháp lý dần
hoàn thiện và đặc biệt dư địa để phát triển thị trường này còn rất lớn, khai thác dịch vụ ngân hàng bán lẻ
cũng là giải pháp để ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh.
Từ khoá: Ngân hàng bán lẻ, dịch vụ, trực tuyến, ngân hàng thương mại, tài chính.
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...82
Powered by FlippingBook