TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 36

38
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Ví dụ: Trong phương thức thanh toán (L/C), thời
điểm người bán nhận được tiền chỉ diễn ra sau khi
người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua.
Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ
thanh toán, trong đó thường bao gồm hối phiếu, gửi
cho ngân hàng phục vụ người mua để yêu cầu thanh
toán. Do vậy, tại thời điểm giao hàng, quyền về hàng
hóa đã được chuyển giao thì người bán sẽ ghi nhận
luôn quyền thu tiền trong tương lai từ người mua.
Mặt khác, người mua muốn nhận được sở hữu
hàng hóa thì phải thanh toán ngay, hoặc chấp nhận
thanh toán cho người bán (hối phiếu trả chậm)
thông qua ngân hàng phục vụ mình. Tuy nhiên, việc
thanh toán ngay khi nhìn thấy hối phiếu trả ngay là
không thực tế, thông thường diễn ra sau hai ngày
xuất trình hối phiếu trả ngay. Do vậy, với phương
thức thanh toán này, thời điểm thanh toán có thể
diễn ra trước thời điểm nhận quyền sở hữu hàng
hóa nếu như ngày thanh toán trước ngày ký hậu
vận đơn.
Như vậy, để đảm bảo chắc chắn người mua sẽ
thanh toán, thì trước khi mở L/C, người mua tiến
hành đặt cọc hoặc ký quỹ tại ngân hàng mở L/C. Tỷ
lệ ký quỹ phụ thuộc vào tín nhiệm của người mua
đối với NH mở L/C. Thông thường nếu là L/C trả
tiền ngay, thì người mua sẽ ký quỹ 100%. Nếu là
L/C trả chậm, thì tỷ lệ ký quỹ sẽ thấp hơn.
Tóm lại, với mỗi phương thức và điều kiện giao
hàng chỉ ra, sẽ giúp kế toán XNK có thể xác định cụ
thể thời điểm ghi nhận các đối tượng kế toán liên
quan, thời điểm thanh toán tiền hàng...
Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn H u Khải (2009), Giáo trình Kinh tế ngoại thương,
NXB Lao động Xã hội, Hà Nội;
2. Dương H u Hạnh (2009), Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập
khẩu, NXB Thống kê;
3. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (3), NXB Tài
chính, Hà Nội.
bán đòi bồi thường từ nhà bảo hiểm. Khi xuất khẩu
theo điều kiện CIF hay CFR thì rủi ro và chi phí được
phân chia ở hai địa điểm khác nhau. Do vậy, nếu
không có thỏa thuận nào khác, thì thời điểm người
bán chuyển giao hàng hóa cho người mua thường
trùng với thời điểm chuyển giao rủi ro, mất mát hàng
hóa theo điều kiện giao hàng (CIF, FOB, CFR).
Trong bộ chứng từ hàng hóa thì vận tải đơn có
thể coi là chứng từ quan trọng nhất. Kế toán xuất
khẩu cần nhận diện rõ địa điểm phân chia rủi ro và
chi phí, cũng như dấu hiệu chuyển giao quyền định
đoạt và sở hữu hàng hóa thông qua những bằng
chứng quan trọng (vận đơn gốc, hóa đơn…), để xác
định thời điểm ghi nhận doanh thu, ấn định giá bán
cho phù hợp nhằm đo lường doanh thu bán hàng
một cách chính xác.
Thời điểm ghi nhận hàng hóa nhập khẩu
Với mỗi điều kiện giao hàng và phương thức
thanh toán lựa chọn sẽ quy định thời điểm tiếp nhận
quyền định đoạt hàng hóa của người mua là khác
nhau. Thời điểm tiếp nhận dấu hiệu quyền định
đoạt, sở hữu hàng hóa nhập khẩu của bên mua là
cơ sở để xem xét có thể ghi nhận thông tin hàng hóa
nhập khẩu trên báo cáo tài chính.
Kế toán nhập khẩu ghi nhận hàng hóa nhập khẩu
phải căn cứ vào các thông tin về dấu hiệu chuyển
giao quyền sở hữu, định đoạt hàng hóa từ người
bán chuyển tới. Sau khi người bán giao hàng, người
mua có thể nhận trực tiếp bộ chứng từ hàng hóa từ
người bán qua thuyền trưởng, qua bưu điện, qua hệ
thống ngân hàng quốc tế.
Thời điểm người mua nhận được bộ chứng từ
hàng hóa hoặc hàng hóa là thời điểm xem xét ghi
nhận hàng hóa nhập khẩu. Thông thường, thời điểm
nhận bộ chứng từ hàng hóa không trùng với thời
điểm nhận hàng. Việc nhận được dấu hiệu sở hữu
hàng hóa sớm hay muộn còn tùy thuộc vào từng
điều kiện giao hàng và phương thức thanh toán áp
dụng. Kế toán hàng hóa nhập khẩu sẽ ghi nhận hàng
hóa là tài sản của mình tại thời điểm nhận được vận
đơn gốc. Kế toán xác định thời điểm ghi nhận tài sản
phụ thuộc vào ngày nhận được vận đơn gốc.
Thời điểm thanh toán
Đối với kế toán xuất nhập khẩu, thời điểm thanh
toán tiền hàng là căn cứ để xác định nghĩa vụ thanh
toán (hoặc quyền thu tiền) hiện tại hay tương lai
tương ứng với lợi ích tài sản trao đổi. Phương thức
thanh toán quy định thời điểm người mua phải
thanh toán tiền cho người bán, do vậy kế toán dễ
dàng xác định được nghĩa vụ thanh toán.
Điều kiện giao hàng và thanh
toán
Chuyển giao rủi ro và phân
chia trách nhiệm chi phí
Phương thức thanh toán,
đồng tiền thanh toán
Kế toán nhập khẩu
Thời điểm ghi
nhận doanh thu
và vốn thanh toán
trong xuất khẩu
Kế toán xuất khẩu
Ảnh hưởng
Quy đổi ngoại tệ
và đo lường
doanh thu, vốn
thanh toán
Quy đổi ngoại tệ
và đo lường hàng
hóa, vốn thanh
toán
Thời điểm ghi
nhận hàng hóa
và vốn thanh
toán trong nhập
khẩu
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU TỚI KẾ TOÁN
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...82
Powered by FlippingBook