TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 26

28
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào là
thành viên của công ty và có ích cho công việc
của họ chứ không phải họ mang những thứ đó để
làm quảng cáo. Nếu không giảng giải được cặn
kẽ hệ thống các giá trị văn hóa của DN có ích lợi
gì với nội bộ tổ chức, tất yếu moi hình thức triển
khai chỉ là phong trào.
Bản chất của văn hóa DN là đối nội phải tăng
cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công
nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi
nhuận cho DN; đối ngoại phải được xã hội bản
địa chấp nhận. Vì vậy, văn hóa DN quyết định tới
sự trường tồn của DN. Nó giúp DN trường tồn
vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Đến
nay, văn hóa DN còn được ví như là một tài sản
vô hình của DN. Giá trị văn hóa DN biểu hiện cụ
thể ở những yếu tố sau:
Thứ nhất,
tạo động lực làm việc: Văn hóa DN
giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và
bản chất công việc mình làm. Không chỉ vậy, nó
còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân
viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành
mạnh. Văn hóa DN phù hợp giúp nhân viên có
cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện
vì là một thành viên của DN.
Thứ hai,
điều phối và kiểm soát: Văn hóa DN
điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các
câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ
tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết
định phức tạp, văn hoá DN giúp ta thu hẹp phạm
vi các lựa chọn phải xem xét.
Thứ ba,
giảm xung đột: Văn hóa DN là chất keo
gắn kết các thành viên của DN. Nó giúp các thành
viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa
Giá trị của văn hóa doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp (DN) nào nếu thiếu
đi yếu tố văn hóa, tri thức thì khó đứng vững
được. Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái
niệm văn hóa DN. Mỗi nền văn hóa khác nhau có
các định nghĩa khác nhau. Mỗi DN lại có một cách
nhìn khác nhau về văn hóa DN.
Khảo sát hiện nay có trên 300 định nghĩa khác
nhau về văn hóa DN. Nổi bật trong đó có thể nêu
ra một vài cách định nghĩa như sau: “Phẩm chất
riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt
nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực” (Gold,
K.A.); “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và
cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong
DN và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong
thời gian dài” (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.); “Văn
hóa DN là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn
tại phổ biến và tương đối ổn định trong DN”
(Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)…
Tuy nhiên, nhìn chung tất cả đều xem văn hóa
DN là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của DN,
chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi
thành viên của DN; tạo nên sự khác biệt giữa các
DN và được coi là truyền thống riêng của mỗi DN.
Cốt lõi của văn hóa DN là tinh thần DN và
quan điểm giá trị của DN. Cuốn sách Văn minh
làm giàu và nguồn gốc của cải của TS. Vương
Quân Hoàng, cũng đã đề cập tới khái niệm giá
trị. Bởi lẽ lãnh đạo công ty sẽ rất khó xây dựng
văn hóa DN, nếu không truyền đạt được những
ích lợi mà văn hóa DN đem lại. Nhân viên cần
được giáo dục nhận thức rằng, việc đeo th nhân
VĂNHÓA DOANHNGHIỆP–TÀI SẢNVÔHÌNH
CỦA DOANHNGHIỆP
ThS. PHẠM THỊ BÍCH HẰNG
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải – Cơ sở đào tạo Thái Nguyên
Văn hóa doanh nghiệp có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ
một doanh nghiệp nào, nhất là những doanh nghiệp có quy mô lớn nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh
nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Vậy làm thế
nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần
giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững là vấn đề được nhiều
lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm.
Từ khóa: Văn hóa, doanh nghiệp, nguồn lực con người, tài sản vô hình.
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...82
Powered by FlippingBook