TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 20

22
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
này thời gian qua cũng như hậu quả nguy hiểm
do hành vi này mang lại như: Xâm phạm bí mật cá
nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; Gây ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc
quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Khoản 2 Điều 288
cũng bổ sung mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1
tỷ đồng đối với người phạm tội so với quy dịnh cũ
nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội khắc phục
hậu quả thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Thứ sáu,
sửa đổi, bổ sung một số quy định mới
về ”tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản” khi người phạm tội sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử
thực hiện những hành vi: Lửa đảo trong thanh
toán điện tử, kinh doanh đa cấp hoặc thiết lập,
cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet
nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng không thuộc
trường hợp của tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Một số đề xuất, khuyến nghị sửa đổi
Bộ Luật Hình sự 2015 mới được Quốc hội hoãn
thi hành từ 1/7/2016 vì có nhiều tranh cãi trong dư
luận, trong đó có tội cung cấp dịch vụ trái phép
trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292).
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), việc duy trì điều luật này sẽ tạo rào
cản lớn cho phát triển thương mại điện tử. Vì vậy,
cần phi hình sự hóa các hành vi cung cấp dịch
vụ không đúng giấy phép đối với sàn giao dịch
thương mại điện tử, trò chơi điện tử trên mạng,
trung gian thanh toán và các dịch vụ khác, bao
gồm: Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, dịch
vụ nội dung trên mạng viễn thông. Điều luật này
không phù hợp với cách thức kinh doanh trong
lĩnh vực thông tin, đặc biệt là các dịch vụ mới, các
start-up trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tương tự, về quản lý sàn giao dịch thương mại
điện tử, Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Chính phủ yêu
cầu tất cả các website thương mại điện tử đều phải
đăng ký. Việc xử lý vi phạm hành chính đối với
hành vi này là theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP
khoản ngân hàng (Điều 291); Tội cung cấp dịch vụ
trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông
(Điều 292); Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến
điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm
kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều
293); Tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294). Những
tội danh mới bổ sung này được quy định cụ thể về
dấu hiệu hành vi, hậu quả thiệt hại tính toán được
cũng như chế tài xử lý tương xứng với tính chất và
hậu quả gây thiệt hại của người phạm tội.
Thứ hai,
sửa đổi, bổ sung lại 5 tội danh về tội
phạm trong lĩnh vực CNTT và mạng viễn thông
từ Điều 286-290 với việc bỏ dấu hiệu “gây hậu quả
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng”. Tuy nhiên, thực tế chưa xét xử được vụ
nào, một phần là do bế tắc trong công tác giám
định. Việc quy định cụ thể dấu hiệu hành vi và
tính toán cụ thể hậu quả thiệt hại cụ thể (bằng số
phút, số giờ; số tiền cụ thể…) giúp cho công tác
phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành
nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn.
Thứ ba,
tăng cường, mở rộng áp dụng chế tài
phạt tiền là hình phạt chính áp dụng đối với nhóm
tội phạm trong lĩnh vực CNTT và mạng viễn
thông thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng
(khung hình phạt đến 3 năm tù) hoặc nghiêm
trọng (khung hình phạt từ trên 03 năm đến 07 năm
tù) với mức phạt tiền thấp nhất là từ 20 triệu đồng
đến mức cao nhất là 1,5 tỷ đồng. Bộ Luật cũng đã
sửa đổi tăng mức phạt tiền là hình phạt bổ sung
tại 8/10 tội danh trong lĩnh vực CNTT và mạng
viễn thông; bổ sung thêm quy định ”tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản” do người phạm tội có
được so với quy định trước đây.
Thứ tư,
cụ thể hóa dấu hiệu hậu quả thiệt hại tại
tất cả các tội danh qua các tính tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự như: Thu lợi bất chính, gây thiệt
hại (số tiền cụ thể); Làm lây nhiễm phương tiện
điện tử hoặc hệ thống thông tin (số lượng người
sử dụng cụ thể); Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ
hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử (theo số phút, giờ hoặc số
lần truy cập/24h; Làm đình trệ hoạt động của cơ
quan, tổ chức (số giờ). Quy định này giúp cho cơ
quan chức năng có thể tiến hành các thủ tục tố
tụng, xác minh hậu quả thiệt hại một cách nhanh
chóng, chính xác trong các giai đoạn tố tụng.
Thứ năm,
sửa đổi, bổ sung một số quy định
mới về hậu quả thiệt hại tại khoản 2 liên quan đến
”Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng
máy tính, mạng viễn thông” (Điều 288) xuất phát
từ thực tiễn diễn biễn phức tạp của loại tội phạm
Năm 2015, virus máy tính gây thiệt hại lên tới
8.700 tỷ đồng đối với người dùng Việt Nam,
cao hơn so với mức 8.500 tỷ đồng năm 2014.
Năm2015, đã có 5.226website của các cơ quan,
doanh nghiệp tại Việt Nambị hacker xâmnhập,
trong đó có 340 website của cơ quan chính phủ
và tổ chức giáo dục.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...82
Powered by FlippingBook