TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
25
iii) Công nghiệp công nghệ thông tin phát triển
còn manh mún, thiếu công nghiệp hỗ trợ, chưa xác
định được những sản phẩm đặc thù có khả năng
xâm nhập và cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Chưa hình thành được doanh nghiệp công nghệ
thông tin thương hiệu của Việt Nam mang tầm khu
vực, chủ yếu dựa vào công nghệ nước ngoài…
iv) Công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức với
tần suất tấn công mạng và mức độ phức tạp ngày
càng cao.
v) Hệ thống báo chí nhiều về số lượng nhưng
chất lượng nhiều tờ báo và tạp chí chưa đáp ứng
được yêu cầu, gây lãng phí nguồn lực của xã hội
trong bối cảnh thông tin qua mạng internet phát
triển rất nhanh và đa dạng về nội dung cũng như
hình thức thể hiện. Một số cơ quan báo chí, trang
thông tin điện tử xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng
phục vụ, không tuân thủ kỷ luật thông tin khi đưa
tin và thiếu nhạy cảm, chạy theo xu hướng thông tin
giật gân, câu khách, gây hiệu ứng xấu cho xã hội.
vi) Ngành Xuất bản, in và phát hành vẫn gặp
nhiều khó khăn, đa số nhà xuất bản hoạt động kinh
doanh cầm chừng, thậm chí thua lỗ, dẫn đến tình
trạng bị đối tác liên kết chi phối, không kiểm soát
được đối tác cũng như các quy trình liên kết xuất
bản, dẫn đến nhiều vi phạm trong nội dung xuất
bản phẩm cũng như trong quy trình xuất bản...
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng công nghệ số
này không chỉ làm thay đổi cơ bản lối sống, phong
cách và phương thức giao tiếp, mà còn làm biến đổi
nền công nghiệp ở mọi quốc gia. Là ngành kết cấu
hạ tầng kỹ thuật dịch vụ và kết cấu kinh tế xã hội,
Thông tin và Truyền thông luôn gắn với sự phát
triển của công nghệ cao, đổi mới công nghệ liên tục,
gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ
toàn cầu. Do đó, cần sớm có những định hướng
phát triển, kiện toàn hành lang pháp lý, đảm bảo
tính thống nhất, đồng bộ, khả thi; xây dựng và hoàn
thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch
hóa các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
các thành phần kinh tế tham gia phát triển bền vững
ngành Thông tin và Truyền thông.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2016), Báo cáo Thành tựu và định hướng phát
triểnngànhThôngtinvàTruyềnthông,Việnchiến lượcthôngtinvàtruyềnthông;
2.
-
quan-trong-vao-su-nghiep-cnh-hdh-dat-nuoc.htm;
3.
-
tu-28391-28391.html.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như trong công
tác chuyên môn ở các cơ quan nhà nước tiếp tục
được cải thiện, rút ngắn khoảng cách, nâng cao chất
lượng phục vụ. Tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức
tại các bộ, ngành được trang bị máy tính phục vụ
công việc đạt 90%; tỷ lệ máy tính kết nối internet đạt
trên 90%; tất cả các cơ quan nhà nước có mạng nội
bộ phục vụ công việc. Cả nước có 68% các bộ, ngành
và 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển
khai thí điểm chữ ký số tại các đơn vị trực thuộc…
Lĩnh vực báo chí:
Lĩnh vực này phát triển phong
phú và đa dạng. Hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí
in và trên 1.000 ấn phẩmbáo chí; 98 báo điện tử; 66 đài
phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương
với tổng số 182 kênh chương trình phát thanh, truyền
hình quảng bá. Diện tích phủ sóng phát thanh đạt
99,5% lãnh thổ, diện tích phủ sóng truyền hình mặt
đất đạt hơn 90% diện tích lãnh thổ…
Lĩnh vực xuất bản:
Mặc dù, còn gặp nhiều khó khăn
nhưng phần lớn các nhà xuất bản đã khắc phục, chủ
động khai thác nguồn bản thảo trong và ngoài nước,
tổ chức có hiệu quả việc huy động nguồn lực trong
xã hội, nên số đầu sách trong giai đoạn này không
giảm. Toàn quốc có 63 nhà xuất bản, thu hút khoảng
5.500 lao động, trong đó có khoảng 1.200 biên tập
viên. Ngành đã xuất bản được hơn 24.000 đầu sách
với hơn 270,4 triệu bản; xuất bản 375 loại văn hóa
phẩm với hơn 22,4 triệu bản, trong đó xuất bản trên
200 loại mẫu lịch với trên 16 triệu bản. Có khoảng
1.500 cơ sở in công nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế. Sản lượng ước đạt khoảng hơn 1.00 tỷ trang
in… Doanh thu toàn Ngành tiếp tục tăng trưởng,
đạt 5.100 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
xuất bản phẩm ước đạt 23 triệu USD, trong đó nhập
khẩu là 18,9 triệu USD, xuất khẩu là 4,1 triệu USD.
Thách thức và những vấn đề đặt ra
Thành tựu phát triển ngành Thông tin và Truyền
thông đạt được thời gian qua là rất to lớn, tuy nhiên
đi kèm với những thành quả đó là những thách thức
không nhỏ, cụ thể như:
i) Kết cấu hạ tầng bưu chính mặc dù đã được
phát triển tốt hơn nhưng mạng lưới vẫn còn manh
mún, phân tán. Chất lượng dịch vụ chưa cao, dịch
vụ cung cấp cho thị trường còn chưa được đa dạng…
ii) Kết cấu hạ tầng viễn thông tuy đã phát triển
hiện đại song chưa thực sự đồng bộ, đều khắp,
chất lượng mạng lưới, dịch vụ còn chưa cao; còn có
khoảng cách lớn về sử dụng dịch vụ giữa khu vực
nông thôn và thành thị. Hiệu quả đầu tư còn bất
cập, chồng chéo, năng suất lao động chưa cao…
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...82
Powered by FlippingBook