TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 53

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
55
DN được tài trợ bởi nguồn vốn đi vay. Trong đó, hệ
số này rất cao tập trung ở 3 DN là Công ty cổ phần
Xây dựng Trung Tiến, DNTN Kinh doanh Tổng
hợp Dương Điều và Công ty TNHH Xây dựng kinh
doanh tổng hợp, đây cũng là các DN có hệ số tài trợ
nhỏ nhất thuộc mẫu nghiên cứu.
Với hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cao chứng tỏ
DN nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở
hữu và có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ. Với chi phí
sử dụng vốn tăng khi lãi suất tăng cùng với thời gian thi
công kéo dài, ứ đọng vốn ở những sản phẩm dở dang
thì đây có thể coi là những rủi ro lớn mà các DN có thể
gặp phải do nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn
Vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm,
đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập
DN. Sử dụng vốn vay là một trong những cách tạo ra
“lá chắn thuế” cho DN, làm giảm thuế thu nhập DN
phải nộp. Do đó, DN phải cân nhắc giữa rủi ro về tài
chính và ưu điểm của nợ vay để đảm bảo một tỷ lệ
hợp lý nhất.
Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ) là chỉ số giữa vốn
chủ sở hữu và vốn vay (nợ phải trả) của DN hoặc nó
được xác định là tỷ số giữa nợ phải trả và tổng nguồn
vốn hay là tỷ số giữa tổng nguồn vốn và vốn chủ sở
hữu. Có nhiều công thức xác định đòn bẩy tài chính,
dễ gặp các rủi ro về vốn. Do đó, nếu tổng nguồn vốn
tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay thì rất mạo hiểm
về tài chính.
Hệ số nợ so với vốn ch sở hữu
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư
có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu
trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi
trả cho các hoạt động. Nếu hệ số này lớn hơn 1 nghĩa
là tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi các khoản
nợ, còn ngược lại thì tài sản của DN được tài trợ chủ
yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số
này càng nhỏ nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so
với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó
khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả
năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của
DN càng lớn.
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so
với nguồn vốn chủ sở hữu nghĩa là DN vay mượn
nhiều hơn số vốn hiện có thì DN có thể gặp rủi ro
trong việc trả nợ, đặc biệt là khi lãi suất ngân hàng
ngày một tăng cao.
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu được xác định
bằng cách lấy tổng nợ phải trả của từng DN theo
từng năm chia cho vốn chủ sở hữu của năm đó. Dựa
vào kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các DN
thuộc mẫu nghiên cứu có hệ số nợ so với vốn chủ
sở hữu lớn hơn 1, có nghĩa là đa số các tài sản của
BẢNG HỆ SỐ TÀI TR CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC MẪU NGHIÊN CỨU (%)
Tên Công ty
Hệ số tài trợ Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Đòn bẩy tài chính
1 CTCP Xây dựng Bình Minh
46,18
1,17
0,54
2 CTCP Đầu tư và Xây dựng Tây B c
57,17
0,85
0,46
3 CTCP Thủy điện Nậm La
15,87
5,30
0,84
4 CTCP Đầu tư và Thương mại thiết bị điện
14,17
6,06
0,86
5 CTCP Quỳnh Ngọc
48,10
1,08
0,52
6 CTCP Xây dựng Trung Tiến
3,54
27,21
0,96
7 CTCP Đầu tư Xây dựng Và Phát triển Mỹ Anh
35,15
1,85
0,65
8 CTCP Xây dựng Uyên Hưng
75,20
0,33
0,25
9 DN Tư nhân Xây dựng Hợp Phát
52,75
0,90
0,47
10 DN Tư nhân Xây dựng Linh Thi
59,70
0,68
0,40
11 DN Tư nhân Kinh doanh tổng hợp Dương Điều
8,39
10,92
0,92
12 DN Tư nhân Tuấn Hương
18,56
4,39
0,81
13 Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Tổng hợp
7,80
11,82
0,92
14 Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hoàng Truờng Anh
46,96
1,13
0,53
15 Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hoàng Chung
11,52
7,68
0,88
16 Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thạch Kim
37,30
1,68
0,63
17 Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại Kinh Đô
17,49
4,72
0,82
18 Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Đại Th ng
39,41
1,54
0,61
Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu năm 2015 – Cục Thống kê Tỉnh Sơn La
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...82
Powered by FlippingBook