TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
23
AEC
là một trong ba trụ cột của Cộng
đồng ASEAN (cộng đồng chính trị
- an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn
hóa - xã hội). AEC là cơ chế hợp tác có hiệu lực từ
ngày 31/12/2015 với quy mô dân số trên 600 triệu
người và GDP khoảng 2.500 tỷ USD. Theo cơ chế
này, bên cạnh dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu
tư, vốn, nguồn lao động di chuyển tự do giữa các
nước ASEAN là nguồn lao động có kỹ năng. Một
thị trường lao động nói chung và một phân khúc
thị trường lao động có trình độ cao, lao động có kỹ
năng sẽ nhanh chóng được hình thành trong AEC.
Việt Nam là một thành viên của ASEAN cho nên
việc lao động di chuyển giữa các nước thành viên
trong đó có Việt Nam là tất yếu và cũng là cơ hội
để quá trình hội nhập và cạnh tranh trên phân khúc
thị trường lao động có kỹ năng. Cạnh tranh trên thị
trường lao động sẽ trở nên gay gắt và sự tham gia
của lao động nước ngoài trên thị trường lao động
Việt Nam cũng tất yếu.
Các nghiên cứu liên quan đến AEC đề cập nhiều
đến hội nhập thương mại hàng hóa, dịch vụ. Một số
nghiên cứu của các nước ASEAN và Việt Nam bước
đầu đề cập đến mức độ tham chiếu nguồn nhân lực
của Việt Nam với các nước ASEAN khác từ góc độ
hạn chế lao động Viêt Nam (Nguyễn Huy Hoàng
2013, Bùi Thị Minh Tiệp, 2015) mà chưa phân tích
những thế mạnh và khả năng tham gia đáng kể của
lực lượng lao động Việt Nam vào thị trường này.
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp
gắn với quan sát của tác giả về mức độ sẵn sàng
của nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia AEC.
Những lợi ích của thị trường lao động
có kỹ năng cao trong AEC
Với việc thành lập AEC, dòng hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư, vốn di chuyển tự do đồng thời với cả
việc di chuyển tự do lao động có kỹ năng giữa 10
quốc gia thành viên ASEAN. Di chuyển lao động
có kỹ năng chỉ là một dòng hành động thuộc nội
dung thiết lập một thị trường thống nhất và một
hệ thống sản xuất thống nhất. Bên cạnh đó, còn có
các nội dung khác bao gồm thiết lập một khu vực
kinh tế cạnh tranh, phát triển kinh tế đồng đều và
hội nhập kinh tế toàn cầu.
Như vậy, gắn với việc di chuyển hàng hóa, dịch
vụ, ASEAN sẽ có một mạng lưới sản xuất thống
nhất, thị trường lao động có tính kết nối cao và vận
hành thông suốt. Bởi vì AEC không chỉ là một khu
vực thương mại tự do mà tiến đến một trình độ
hội nhập cao hơn là thị trường chung. Thị trường
lao động khu vực tác động tích cực đến sự vận
hành thị trường và mạng lưới sản xuất. Các dòng
di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn tạo lợi ích cho
các bên tham gia. Việc di chuyển lao động tạo khả
năng mang lại lợi ích cho lực lượng lao động như
tiền lương, việc làm và sự ổn định cuộc sống. Di
chuyển lao động còn phản ánh trình độ cao của mở
cửa thị trường lao động cũng như năng lực quản
lý lao động của các quốc gia có liên quan. Người
ĐÁNHGIÁMỨCĐỘSẴNSÀNG
CỦANGUỒNNHÂN LỰC VIỆT NAMKHI THAMGIA AEC
PGS.,TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG, ThS. TRẦN ĐỨC THẮNG
Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC là cơ chế hợp tác dự kiến có hiệu lực từ ngày 31/12/2015.
Theo cơ chế này, bên cạnh dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, vốn, một thị trường lao
động nói chung và một phân khúc thị trường lao động có trình độ cao, lao động có kỹ năng
sẽ nhanh chóng được hình thành trong AEC. Cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ trở nên
gay gắt, bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp gắn với quan sát của tác giả để
nhận diện rõ hơn mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia AEC.