Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 79

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
81
Nhằm tận dụng những cơ hội trên, chúng tôi
cho rằng cần thiết phải quan tâm chú trọng tới
một số nội dung sau:
Thứ nhất,
đẩy mạnh hợp tác với các nước có
chung biên giới để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính
sách phát triển thương mại biên giới; Thúc đẩy đàm
phán với các nước có chung biên giới với Việt Nam
về việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển thương mại biên giới
trong giai đoạn hiện nay; Sớm nghiên cứu đề án
thành lập “Hiệp hội kinh doanh biên mậu” để đảm
bảo quyền lợi cho các thương nhân của Viêt Nam
trong kinh doanh với Trung Quốc và các nước láng
giềng; Ký kết Hiệp định thương mại biên giới Việt
Nam – Trung Quốc trong năm 2016, thay thế Hiệp
định năm 1998…
Thứ hai,
đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương tập
trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về
nguồn vốn đầu tư nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ
tầng thương mại ở khu vực biên giới nói chung và
khu vực cửa khẩu nói riêng nhằm đảm bảo cơ sở hạ
tầng thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới
phát triển.
Thứ ba,
cần điều chỉnh mức kinh phí cho hoạt
động xúc tiến thương mại biên giới tại những khu
vực biên giới, tập trung hỗ trợ thương nhân, phát
triển các phương thức kinh doanh, các mặt hàng
chủ lực, có tiềm năng doanh thu lớn và ổn định.
Đa dạng hóa các hình thức, phương thức xúc tiến
thương mại, tăng cường hợp tác với các nước bạn
trong tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại
theo chuỗi giá trị vào sâu trong hệ thống phân phối
nội địa của các nước.
Thứ tư,
tăng cường công tác thông tin tuyên truyền,
phổ biến cơ chế, chính sách về phát triển thương mại
biên giới, nhằm thu hút sự quan tâm, tham gia của
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Đồng thời, khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ
thống cơ sở dữ liệu thông tin về hoạt động thương
mại biên giới phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều
hành hoạt động thương mại biên giới.
mại biên giới cả nước, ước đạt 3,05 tỷ USD. Trong đó,
xuất khẩu ước đạt khoảng hơn 400 triệu USD, giảm
9% và nhập khẩu đạt khoảng gần 700 triệu USD,
giảm 32%.
Hoạt động kinh doanh thương mại biên giới cũng
ngày càng đa dạng hơn với nhiều phương thức như:
Xuất nhập khẩu trực tiếp, tạm nhập – tái xuất, chuyển
khẩu, kho ngoại quan, trao đổi của cư dân biên giới.
Giá trị hàng hóa mua, bán, trao đổi cư dân biên giới
của 25 tỉnh biên giới Việt Nam năm 2015 đạt khoảng
250 triệu USD. Hàng hóa mua, bán, trao đổi cư dân
biên giới chủ yếu là nông, lâm sản, nông cụ, hàng tiêu
dùng trong sinh hoạt hàng ngày…
Bên cạnh những kết quả trên, công tác quản lý
hoạt động thương mại biên giới vẫn còn tồn tại một
số hạn chế như:
- Tại tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc:
Hệ
thống kho bãi tại cửa khẩu chưa đáp ứng được nhu
cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hệ thống
kho lạnh chưa được đầu tư; Một số mặt hàng nông
sản, trái cây tươi của Việt Nam có tính mùa vụ khi
mua bán, trao đổi với Trung Quốc là theo hình thức
đi chợ, doanh nghiệp không có hợp đồng mua bán
sẵn; Thông tin về thương mại biên giới phục vụ công
tác quản lý và điều hành còn thiếu, hạn chế, đặc biệt
là thông tin thương mại biên giới với Trung Quốc rất
nhạy cảm…
- Tại tuyến biên giới Việt – Lào:
Hàng hóa Việt Nam
chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa Thái Lan,
Trung Quốc tại thị trường Lào. Tuy hàng hóa có cơ
cấu tương đồng nhưng chất lượng, mẫu mã, ngôn
ngữ quảng cáo trên sản phẩm và giá cả của hàng hóa
Thái Lan và Trung Quốc đều tốt hơn; Các biện pháp
tạo thuận lợi cho người, hàng hóa và phương tiện
qua lại hai biên giới còn hạn chế…
- Tại tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia:
Hoạt
động của các chợ biên giới còn hạn chế, cơ sở hạ
tầng xuống cấp, thiếu đầu tư và hoạt động với quy
mô nhỏ lẻ, phục vụ chủ yếu nhu cầu hàng ngày của
cư dân biên giới; Việc thay đổi chính sách bán hàng
miễn thuế đối với một số mặt hàng được người tiêu
dùng quan tâm (rượu, thuốc lá…) đã khiến cho lượng
khách hàng đến các khu thương mại thuộc khu kinh
tế cửa khẩu sụt giảm…
Thương mại biên giới kỳ vọng vào sức bật mới
Cùng với những yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho sự phát
triển của hoạt động kinh tế của Việt Nam với các nước
Trung Quốc, Lào, Campuchia trong năm 2016, dự báo
thương mại biên giới sẽ thuận lợi hơn so với năm 2015.
Dự báo thương mại biên giới qua các cửa khẩu biên
giới đến năm 2016 sẽ đạt khoảng 30 tỷ USD.
Quy mô thương mại biên giới Việt – Trung năm
2015 lớn hơn năm 2014, xuất nhập khẩu đạt
5.842,3 triệu USD, tăng 10,1%. Trong đó, xuất
khẩu đạt 2.665,7 triệu USD, giảm 12,1%; nhập
khẩu đạt 3.176,6 triệu USD, tăng 40%; Các
phương thức tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu,
kho ngoại quan đạt 17.380,4 triệu USD, tăng
47,1% so với năm 2014.
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86,87,88,89,...97
Powered by FlippingBook