Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 76

78
Lộ trình phát triển còn nhiều chông gai
Thống kê cho thấy, hiện Việt Nam đã có tới 40
triệu người sử dụng Internet và gần 60% trong số
này từng mua sắm trực tuyến. Ước tính trong năm
2015, doanh thu thị trường thương mại điện tử nói
chung và thanh toán điện tử nói riêng là chủ đề thời
sự, thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội, từ
các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng đồng doanh
nghiệp cho đến người tiêu dùng.
Đã có nhiều nhận định lạc quan về tiềm năng
mở rộng và phát triển mạnh mẽ thương mại điện
tử cũng như thanh toán điện tử tại Việt Nam. Điển
hình như nghiên cứu mới đây của Ken Research
cho thấy, tổng doanh thu của các hoạt động thương
mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 7,5 tỷ USD trong
năm 2019. Đây là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ
trong trong lĩnh vực thương mại bán lẻ, vốn đang có
nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tham gia,
cộng với sự tăng trưởng số người dùng smartphone.
Ken Research cũng đưa ra nhận định rằng, các
chính sách hỗ trợ của Chính phủ và thu nhập ngày
càng gia tăng của người Việt cũng là một trong
những cấu thành quan trọng để tạo ra nhiều điều
kiện tích cực cho phát triển thương mại điện tử.
Minh chứng rõ ràng nhất chính là Đề án đẩy mạnh
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai
đoạn 2011-2015 được Thủ tướng phê duyệt ngày
27/12/2013; Trên cơ sở Đề án, Ngân hàng Nhà nước
cũng đã ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển
thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ (POS) giai
đoạn 2014-2015, từng bước mở rộng thanh toán qua
POS, đưa thanh toán qua POS trở thành thói quen
của chủ thẻ.
Bên cạnh đó, nhiều kế hoạch, chương trình, đề
án cấp quốc gia cũng được xây dựng trên nền tảng
đẩy mạnh ứng dụng thanh toán điện tử. Bộ Công
Thương hiện đang chủ trì Đề án quy hoạch chợ toàn
quốc là cơ sở quan trọng trong công tác hiện đại hóa
ngành Bán lẻ. Trong đó, việc mở rộng lắp đặt thiết
bị POS nơi đây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc
giảm thiểu sử dụng tiền mặt trong giao dịch, tạo
thói quen tiêu dùng văn minh.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến
nay cả nước đã có hơn 200.000 POS, tăng 18% so với
cuối năm 2014. Trong đó, Vietcombank chiếm gần
64.680 máy, VietinBank chiếm 60.760 máy… Một số
ngân hàng thương mại khác cũng đã và đang xây
dựng kế hoạch triển khai các chương trình khuyến
mại, ưu đãi hấp dẫn đối với khách hàng dùng thẻ
thanh toán qua POS. Ở các tỉnh, thành phố lớn hoạt
động thanh toán thẻ qua POS tiếp tục phát triển
mạnh cả về số lượng POS được lắp đặt và số lượng
giao dịch.
Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện
tử ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020 cũng đang được
xây dựng, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với
định hướng, lộ trình phát triển của lĩnh vực thương
mại điện tử trong 5 năm tới. Trong đó, lĩnh vực
thanh toán điện tử, xây dựng và phát triển các tiện
ích thanh toán thương mại điện tử và hệ thống quản
lý thanh toán thương mại điện tử quốc gia để sử
dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện
tử, đặc biệt loại hình thương mại điện tử doanh
nghiệp – người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp –
doanh nghiệp (B2B), Chính phủ - người dân (G2C)
và Chính phủ - doanh nghiệp (G2B) là một trong
những mục tiêu quan trọng, nhằm tạo nền tảng, cơ
TẠOBƯỚC CHUYỂNMỚI
CHOHOẠT ĐỘNGTHƯƠNGMẠI ĐIỆNTỬỞVIỆT NAM
ThS. TRẦN TUỆ AN
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Trên nền tảng công nghệ Internet, thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành và ph t
triển nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong ph t triển sản xuất kinh doanh, thương
mại b n lẻ của c c doanh nghiệp. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh trực
tuy n, công nghệ t c động tới thương mại điện tử Việt Nam trong những năm tới.
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...97
Powered by FlippingBook