Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 78

80
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
“Đòn bẩy” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam có chung khoảng 4.927 km đường biên
giới với ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia trải
dài qua 25 tỉnh biên giới của Việt Nam, tiếp giáp với
2 tỉnh biên giới của Trung Quốc (khoảng 1.450km), 10
tỉnh biên giới của Lào (2.340km) và 9 tỉnh biên giới
của Campuchia (khoảng 1.137km). Tính đến nay, trên
toàn tuyến biên giới có 24 cửa khẩu quốc tế, 26 cửa
khẩu chính, 86 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn,
lối mở, có 28 Khu kinh tế cửa khẩu đã được thành
lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và có
tổng số 295 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong
khu kinh tế cửa khẩu.
Trên nền tảng đó, thời gian gần đây, hoạt động
thương mại biên giới đã phát triển mạnh và dần trở
thành “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh quốc phòng trên những địa bàn biên giới
trọng yếu của đất nước. Cơ cấu hàng hóa thương
mại biên giới có nhiều thay đổi theo hướng đa dạng,
phong phú hơn. Thông qua hoạt động thương mại
biên giới, các mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm
được xuất khẩu biên mậu sang Trung Quốc đã góp
phần phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
và các dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ khác của Việt
Nam. Đồng thời, thông qua hoạt động thương mại
biên giới, Việt Nam đã nhập khẩu được một số
nguyên, nhiên vật liệu, vật tư cần thiết từ Trung Quốc
để phục vụ sản xuất trong nước như than cốc, phân
bón và hóa chất công nghiệp… Trong khi đó, một số
hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng của Việt Nam
được xuất khẩu sang Lào, Campuchia, từng bước
thâm nhập hoặc xây dựng được các kênh phân phối
ổn định tại hai thị trường này.
Tính riêng năm 2015, hoạt động thương mại biên
giới giữa Việt Nam với các nước có chung đường
biên giới đất liền về cơ bản tiếp tục duy trì được đà
tăng trưởng khá. Tổng kim ngạch mua bán, trao đổi
hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đạt khoảng 27,56
tỷ USD, tăng 27% so với năm 2014. Trong đó, tuyến
biên giới Việt Nam – Trung Quốc chiếm khoảng
85%, tuyến biên giới Việt – Lào chiếm khoảng 4% và
tuyến biên giới Việt Nam – Capuchia chiếm 11%. Tuy
nhiên, vẫn còn có sự biến động trái chiều giữa các
tuyến biến giới. Cụ thể như: Xuất nhập khẩu hàng
hóa qua biên giới Việt – Trung tăng 10,1% so với năm
2014, lại giảm 26,6% tại tuyến Việt Nam – Lào và chỉ
tăng nhẹ 3% ở tuyến Việt Nam – Campuchia.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, quy mô
thương mại biên giới Việt – Trung năm 2015 lớn hơn
năm 2014, xuất nhập khẩu đạt 5.842,3 triệu USD, tăng
10,1%. Trong đó, xuất khẩu đạt 2.665,7 triệu USD,
giảm 12,1%; nhập khẩu đạt 3.176,6 triệu USD, tăng
40%; các phương thức tạm nhập, tái xuất, chuyển
khẩu, kho ngoại quan đạt 17.380,4 triệu USD, tăng
47,1% so với năm 2014. Trao đổi với cư dân biên giới
đạt 227,1 triệu USD tăng 188,4%. Cơ cấu mặt hàng
xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi qua biên giới Việt
Nam – Trung Quốc rất phong phú, đa dạng.
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt – Lào
cũng chiếm khoảng 4% trong tổng quy mô thương
mại biên giới của cả nước, đạt khoảng 1,1 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng hơn 400 triệu USD,
giảm 9% và nhập khẩu đạt khoảng gần 700 triệu
USD, giảm 32%.
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt Nam
– Campuchia năm 2015 chiếm khoảng 11% thương
PHÁT TRIỂNHOẠT ĐỘNGTHƯƠNGMẠI BIÊNGIỚI
TRONGTÌNHHÌNHMỚI
ThS. TRẦN THU NGA
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Đ n nay, trên toàn tuy n biên giới có 24 cửa khẩu quốc t , 26 cửa khẩu ch nh, 86 cửa khẩu
phụ và nhiều đường mòn, lối mở, có 28 khu kinh t cửa khẩu đã được thành lập theo Quy t
định của Thủ tướng Ch nh phủ. Hoạt động thương mại biên giới đã ph t triểnmạnh và dần
trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy sự ph t triển kinh t - xã hội, an ninh quốc phòng trên những
địa bàn biên giới.
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...97
Powered by FlippingBook