TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
61
các yếu tố khách quan đến sự biến động nhu cầu
thông tin của nhà quản trị DN; (iii) Vai trò, nhiệm
vụ của người làm KTQT để có thể đáp ứng nhu cầu
thông tin của nhà quản trị trong từng dạng thức
phát triển của KTQT.
Góc nhìn lý thuyết về kế toán quản trị
Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, KTQT
đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm.
Đến nay đã có nhiều cá nhân, tổ chức nghiên cứu về
lịch sử của KTQT từng quốc gia, cũng như khái quát
hóa thành lịch sử phát triển KTQT của thế giới. Dù
dưới góc độ hay quan điểm của bất kỳ nghiên cứu
nào cũng đều chỉ ra KTQT gắn liền với sự phát triển
kinh tế - xã hội, với nhận thức và nhu cầu thông tin
của nhà quản trị. Có thể hệ thống hóa và chỉ ra các
bước phát triển cơ bản của KTQT qua hơn 200 năm
như sau:
- Kế toán chi phí: Kế toán chi phí xuất hiện lần
đầu tiên từ thời kỳ cuộc Cách mạng công nghiệp ở
Anh nổ ra và lan rộng sang các nước khác ở châu Âu
và Mỹ. Thời kỳ này là khởi nguồn của ngành công
nghiệp sản xuất hàng loạt, sản phẩm sản xuất ra đến
đâu được tiêu thụ hết đến đó. Các tập đoàn, định
chế kinh tế hình thành và thống lĩnh thị trường. Nhà
quản trị các DN trong giai đoạn này chưa quan tâm
nhiều tới việc cạnh tranh với các đối thủ mà chỉ có
nhu cầu xác định, kiểm soát chi phí nhằm mục đích
đo lường hiệu quả và xác định lãi lỗ.
- KTQT truyền thống: KTQT truyền thống được
biết đến đầy đủ bắt đầu từ những năm 1950. Giai
đoạn này, thị trường bắt đầu có sự cạnh tranh,
nhu cầu thông tin để ra quyết định điều hành
mang tính tác nghiệp của nhà quản trị nhiều hơn.
Nhà quản trị phải đối mặt với các quyết định như:
Sản xuất bao nhiêu sản phẩm để đạt lợi nhuận tối
K
ế toán quản trị (KTQT) có vị trí và vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và doanh nghiệp (DN)
nói riêng. Các quan điểm về KTQT thay đổi theo
hướng đi từ chi tiết tới tổng thể, từ trong nội bộ
doanh nghiệp hướng tới các yếu tố bên ngoài (đối
thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường…). Để có
thể đáp ứng được các yêu cầu đó của KTQT, người
làm KTQT cũng không ngừng phát triển từ những
người làm KTQT chi tiết cho tới người làm KTQT
tổng thể, chiến lược.
Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp thống
kê và phân tích logic thông thường theo các nội
dung: (i) Tổng hợp thống kê lịch sử phát triển
KTQT trên thế giới; (ii) Phân tích ảnh hưởng của
BÀNVỀ VAI TRÒ, NHIỆMVỤ
CỦANGƯỜI LÀMKẾ TOÁNQUẢNTRỊ
NCS., ThS. NGUYỄN MINH THÀNH
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, kế toán quản trị c ng biến đổi, phát triển để phù hợp với nền
kinh tế. Bài viết tập trung phân tích 4 cấp độ của kế toán quản trị: (i) Kế toán chi phí; (ii) Kế toán quản trị
truyền thống; (iii) Kế toán quản trị chiến lược; (iv) Kế toán bền vững, qua đó, chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của
người làm kế toán quản trị tương ứng với mỗi dạng thức phát triển của kế toán quản trị.
Từ khóa: Kế toán quản trị, người làm kế toán, nhân viên, nhà quản trị
Toge t he r wi t h s o c i o - e c onomi c
development, accounting management
also has beenadjusted and developed to fit
the situations. The paper focuses on four
levels of management accounting: (i) cost
accounting; (ii) traditional management
accounting; (iii) strategic management
accounting; (iv) sustainable accounting.
Thereby, the author attemtps to identifythe
roles and responsibilities of the management
accountants that correspond to each type of
management accounting development.
Keywords: management accounting, account-
ant, staff, administrator