TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 60

60
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Báo cáo Phát triển bền vững. Theo đó, cùng với việc
thực hiện kiểm toán các chỉ tiêu tài chính bởi Kiểm
toán E&Y theo cả Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và
Quốc tế, Bảo Việt còn tiến hành kiểm toán các chỉ tiêu
phi tài chính. Để đảm bảo độ tin cậy của một số chỉ
số trên Báo cáo Phát triển bền vững năm 2016, Khối
Kiểm toán nội bộ đã thực hiện việc kiểm toán nội bộ
nhằm đảm bảo một số chỉ số phát triển bền vững.
Đồng thời, đưa ra các ý kiến đánh giá độc lập, khách
quan về các chỉ số phát triển bền vững liên quan đến
phạm vi đánh giá dựa trên các thủ tục đã được quy
định tại Quy trình Kiểm toán nội bộ và các Chuẩn
mực Kiểm toán nội bộ quốc tế, các hướng dẫn của
Viện Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ công bố. Quy định
này yêu cầu các kiểm toán viên của Khối Kiểm toán
nội bộ tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp…
Mới đây, Vinamilk đã quyết tâm thay đổi khi lập Tiểu
ban kiểm toán và xóa bỏ mô hình Ban kiểm soát, với
mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng
tiên tiến hơn. Nói cách khác, xu hướng tích cực này
đang ngày càng góp phần tăng cường tính minh bạch
thông tin DN, đóng góp cho sự phát triển lành mạnh
của TTCK và gia tăng lợi ích cho nhà đầu tư, phát
huy hiệu quả thực sự của kiểm toán nội bộ trong hoạt
động DN.
Vẫn còn nhiều rào cản
Ngoài một số DN lớn thực sự nhận thức được
tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ, thì hoạt động
kiểm toán nội bộ tại DN đến nay vẫn khá mờ nhạt.
Thực tế cho thấy, các DN niêm yết, tập đoàn, tổng
công ty dù đã bắt đầu thành lập bộ phận kiểm toán
nội bộ nhưng chưa thực sự hiểu đúng bản chất kiểm
toán nội bộ là gì, vị trí và vai trò của kiểm toán nội
bộ như thế nào? Hiện nay, nhà quản trị tài chính DN
phần lớn là các đại diện chủ sở hữu, chứ không phải
người chủ thực sự của DN, nên họ không đặt nặng
vấn đề kiểm toán nội bộ trong DN. Mặt khác, tâm lý
chung của người Việt là muốn ít bị kiểm tra, đánh
giá, nên trong nhiều trường hợp, các nhà quản trị
thậm chí còn xem đó là bất lợi trong hoạt động quản
trị, quản lý của mình. Chính sự nhận thức chưa đầy
đủ đó đã khiến nhiều DN từ chối kiểm toán nội bộ,
hoặc nếu có cũng không phát huy được hiệu quả.
Việc thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực kiểm
toán nội bộ đạt chuẩn quốc tế sẽ là thách thức lớn
cho Việt Nam phát triển lĩnh vực kiểm toán nội
bộ theo yêu cầu hội nhập, yêu cầu minh bạch hoá.
Thống kê cho thấy, phần lớn đội ngũ kiểm toán viên
nội bộ hiện hành được tuyển dụng từ các ngành
nghề khác như kiểm toán độc lập, kế toán hay kiểm
soát hoặc được bổ nhiệm và luân chuyển từ các bộ
phận khác trong nội bộ của tổ chức. Dựa trên khung
hành nghề quốc tế, CIA là chứng chỉ duy nhất hiện
nay được quốc tế công nhận dành cho nhân viên
kiểm toán nội bộ được cấp bởi IIA. Trên thế giới, có
hơn 115.000 kiểm toán viên sở hữu chứng chỉ này,
song ở Việt Nam mới chỉ có 44 người sở hữu CIA,
trong khi so với các quốc gia trong cùng khu vực,
trung bình có khoảng 3.000-4.000 kiểm toán viên sở
hữu chứng chỉ này. Bên cạnh đó, theo số liệu của
IIA năm 2016, hầu hết các kiểm toán viên nội bộ
chỉ được đào tạo trung bình từ 21-40 giờ mỗi năm,
trong khi thực tế yêu cầu thời gian đào tạo tối thiểu
đối với một kiểm toán viên nội bộ là 40-80 giờ…
Để kiểm toán nội bộ Việt Nam
hướng đến chuẩn mực quốc tế
Để kiểm toán nội bộ Việt Nam tiệm cận chuẩn
mực quốc tế, thời gian tới cần chú trọng một số
nhiệm vụ sau:
Một là,
tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp
lý về kiểm toán nội bộ tiệm cận chuẩn mực quốc
tế để áp dụng cho Việt Nam. Hiện nay, Bộ Tài
chính đã trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định
về Kiểm toán nội bộ theo hướng khuyến khích
các đơn vị áp dụng thông lệ và chuẩn mực quốc
tế trong hoạt động kiểm toán nội bộ. Về đạo đức,
bên cạnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, cần
thiết ban hành kèm quy chế kiểm soát đạo đức
nghề nghiệp của kiểm toán viên, nhằm đảm bảo
việc thực hiện được minh bạch.
Hai là,
công tác đánh giá năng lực của đội ngũ
kiểm toán nội bộ phải được thực hiện thường xuyên,
để phù hợp với những thay đổi thực tế trong nước
và quốc tế. Do vậy, DN cần có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực cho kiểm toán nội bộ, để các kiểm
toán nội bộ không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn
mà còn có thêm kỹ năng và bản lĩnh trong giải quyết
thực tế công việc.
Ba là,
không ngừng hợp tác với các tổ chức kiểm
toán hàng đầu trên thế giới nhằm hỗ trợ trong việc
trao đổi kinh nghiệm hoặc đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao. Thông qua việc hợp tác có thể cập
nhật thêm các xu hướng cho việc áp dụng tại các
DN và chuẩn mực mới để cơ quan quản lý tiếp tục
hoàn thiện về mặt khuôn khổ pháp lý.
Tài liệu tham khảo:
1. Tập đoàn Bảo Việt (2017), Kiểm toán nội bộ thực hiện đảm bảo Báo cáo Tích
hợp và Báo cáo Phát triển bền vững, Tạp chí Tài chính;
2. Ngọc Nhi (2016), Sẽ hướng kiểm toán nội bộ theo chuẩn mực quốc tế, Đầu
tư chứng khoán;
3. Thủy Ngọc (2017), Kiểm toán nội bộ: Áp lực chuyển dịch, Nhịp cầu Đầu tư.
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...86
Powered by FlippingBook