TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
63
kế toán của DN, công việc của họ không liên quan
nhiều tới các bộ phận khác.
- Nhân viên KTQT kiểu truyền thống: Giai đoạn
này của KTQT, người làm KTQT không còn đơn
thuần chỉ là nhân viên kế toán chi phí mà có thể
được coi là một chuyên gia tài chính của DN. Phạm
vi công việc cũng không chỉ giới hạn trong phòng
kế toán mà có thể liên quan đến nhiều bộ phận khác
trong DN. Người làm KTQT lúc này phải trang bị
nhiều kiến thức và hiểu biết rõ ràng hơn về toàn bộ
quy trình sản xuất kinh doanh của DN.
Người làm KTQT có thể là những chuyên gia xây
dựng định mức chi phí cho DN; có thể là những
người làm ở bộ phận xây dựng kế hoạch, phương án
kinh doanh; có thể là những chuyên viên phân tích,
đánh giá hiệu quả tài chính hoặc là những chuyên
gia dự báo, phân tích thị trường. Mục tiêu cuối cùng
của tập hợp những người làm KTQT truyền thống
là cung cấp được đầy đủ thông tin cho nhà quản trị
đưa ra được quyết định điều hành mang tính tác
nghiệp – đây là bước tiến quan trọng nhất của người
làm KTQT truyền thống so với nhân viên kế toán chi
phí ở thời kỳ trước.
- Người làm KTQT chiến lược: Người làm KTQT
chiến lược là những người không chỉ nắm rõ về hoạt
động sản xuất kinh doanh của DNmà phải là những
người hiểu rõ về thị trường nơi mà DN tham gia
với những đối thủ cạnh tranh và nhóm khách hàng
tiềm năng. Trên cơ sở các hiểu biết rõ ràng như vậy,
người làm KTQT chiến lược có thể tham gia vào
hoạch định chiến lược phát triển của DN, đảm bảo
tạo được lợi thế cạnh tranh và đạt được hiệu quả tài
chính trong dài hạn theo đúng các mục tiêu chiến
lược mà chủ DN đặt ra.
Ngoài các vấn đề liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh, người làm KTQT cũng phải cung
cấp được thông tin cho các nhà quản trị về giá trị
cổ đông (giá trị cổ phiếu mà họ đang nắm giữ) để
nhà quản trị có thể có những quyết định dài hạn đối
với cổ phiếu của mình. Người làm KTQT chiến lược
được coi như một thành viên tham gia quản trị, điều
hành DN.
- Người làm KTQT bền vững: Người làm KTQT
đòi hỏi không chỉ nắm rõ hoạt động sản xuất kinh
doanh, đối thủ cạnh tranh và khách hàng của DN
mà còn phải am hiểu các quy định về bảo vệ môi
trường, các chính sách phát triển kinh tế xã hội của
địa phương và các trách nhiệm phải đóng góp của
DN đối với cộng đồng. Người làm KTQT lúc này
đóng vai trò như một nhà quản trị cấp cao, có thể
tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp cho các chủ sở
hữu DN.
Từ quan điểm ban đầu về người làm KTQT chỉ
là nhân viên kế toán chi phí làm việc trong bộ phận
kế toán của DN, ngày nay quan điểm về người làm
KTQT đã vượt ra khỏi phạm vi của bộ phận kế toán.
Người làm KTQT có thể làm việc ở các bộ phận khác
nhau trong DN, họ cũng có thể ở rất nhiều cấp độ
khác nhau.
Các báo cáo KTQT hiện nay không chỉ do một bộ
phận duy nhất lập ra mà có thể do nhiều bộ phận
ở nhiều cấp độ khác nhau lập, các báo cáo này kết
hợp với nhau tạo thành một hệ thống thông tin kế
toán quản trị cung cấp cho nhà quản trị ở các cấp
động trong DN có thể sử dụng để đưa ra quyết
định phù hợp.
Nhìn chung, sự phát triển KTQT không mang
tính phủ định. Dạng thức KTQT ở bậc cao hơn
không phủ định dạng thức KTQT ở bậc thấp hơn.
Các dạng thức KTQT kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau để
phục vụ nhà quản trị các cấp của DN được tốt nhất.
Người làm KTQT không còn giới hạn phạm vi
ở trong bộ phận kế toán mà có thể ở các bộ phận
khác trong DN. Người làm KTQT cũng có nhiều cấp
độ khác nhau tương ứng với các dạng thức KTQT
tồn tại trong DN. Các báo cáo KTQT do người làm
KTQT lập là một hệ thống thông tin cung cấp cho
nhà quản trị ở các cấp trong DN.
Tài liệu tham khảo:
1. IFAC (1998), International Management Accounting Practice Statement:
Management Accounting Concepts;
2. DariusGliaubicas(2012),TheresearchofManagementAccountingEvolution
in the Context of Economic Changes, Economics and Management: 17;
3. Kaplan (1984), The Evolution of Management Accounting, The
Accounting Review;
4. Shank (2007), Strategic Cost Management: Upsizing, downsizing and
right(?) sizing;
5. Lê Anh Tuấn và Nguyễn Lê Nhân (2016), Kế toán môi trường và sự phát triển
bền vững của DN, Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 9/2016;
6. ICAEW (2004), Sustainability: The Role of Accountants – Sustainable
Business Initiative;
7. CIMA (2011), Sustainability and the Role of the Management Accountants,
Research Excutive Summary Series, vol. 7, issue 14;
8. CGMA (2014), How Management Accounting Drives Sustainable Success;
9.
.
Quan điểm về người làm kế toán quản trị đã
vượt ra khỏi phạm vi của bộ phận kế toán.
Người làm kế toán quản trị có thể làm việc ở
các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, họ
cũng có thể ở rất nhiều cấp độ khác nhau.
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...86
Powered by FlippingBook