62
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
ưu, mua hay tự sản xuất sản phẩm, sản xuất tiếp
hay tạm dừng…
- KTQT chiến lược: Nền kinh tế phát triển kéo
theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Muốn tồn
tại được trên thị trường, đòi hỏi nhà quản trị phải
có chiến lược phát triển dài hạn để có những lợi
thế cạnh tranh và có cơ chế phòng ngừa rủi ro cả
trong ngắn và dài hạn. Nhà quản trị cần những
thông tin để có thể hoạch định chiến lược, đưa
ra những quyết định chiến lược và giám sát việc
thực hiện chiến lược. Những thông tin này không
thể có được chỉ bên trong nội bộ DN mà còn phải
từ bên ngoài DN thông qua việc nghiên cứu đối
thủ cạnh tranh và khách hàng. Ngoài các thông
tin liên quan đến chiến lược sản xuất kinh doanh,
nhà quản trị cũng cần những thông tin liên quan
đến giá trị cổ đông (giá trị cổ phiếu, giá trị thương
hiệu của DN) để đưa ra những quyết định liên
quan đến cổ phiếu của mình.
- Kế toán bền vững: Cùng với sự phát triển
kinh tế - xã hội, các DN ngày nay được kỳ vọng
không chỉ đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu hay
các nhà đầu tư mà còn được kỳ vọng: (i) Sẽ giải
quyết được các yếu tố xã hội như tạo việc làm cho
người lao động tại địa phương; (ii) Đóng góp vào
tốc độ phát triển kinh tế của địa phương; (iii) Phải
chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường… Nhiều công
ty lớn trên thế giới đã phải thực hiện các kỳ vọng
và trách nhiệm này.
Thực tế đã chứng minh, nhiều DN thay vì bỏ
ra chi phí nghiên cứu sản xuất kết hợp với bảo vệ
môi trường thì lại chấp nhận chịu phạt do việc gây
ra ô nhiễm môi trường. Và số tiền phạt này thậm
chí còn lớn hơn cả số chi phí bỏ ra để nghiên cứu
phương thức sản xuất mới… Chính vì vậy, nhà
quản trị DN ngày nay, ngoài nhu cầu thông tin
phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh thì cũng
cần các thông tin về ảnh hưởng từ các hoạt động
của DN tới các yếu tố môi trường - xã hội, kinh tế
xung quanh DN.
Kế toán bền vững hay còn được biết đến là kế
toán phát triển bền vững đề cập tới các yếu tố vĩ mô
bao gồm: Môi trường, xã hội và kinh tế. Sản phẩm
của kế toán bền vững là báo cáo phát triển bền vững
của DN, báo cáo này mô tả các hoạt động của DN
ảnh hưởng tới yếu tố môi trường, xã hội và kinh
tế xung quanh DN. Kế toán bền vững có thể được
chia nhỏ thành kế toán môi trường và kế toán trách
nhiệm xã hội.
Kế toán bền vững xuất hiện lần đầu cách đây
khoảng hơn 20 năm và tại thời điểm đó được coi
như là một bộ phận của kế toán tài chính mà tập
trung vào việc trình bày và thuyết minh các thông
tin phi tài chính cho một số đối tượng bên ngoài DN
như các cổ đông, nhà sáng lập, các cơ quan chức
năng của Chính phủ… Sau này kế toán bền vững
cũng được coi như một dạng KTQT phục vụ nhà
quản trị nội bộ DN trong việc đưa ra các quyết định
hoặc thiết lập các chính sách mới có liên quan đến
các hoạt động của DN.
Các dạng thức của KTQT nêu trên thể hiện sự
phát triển của KTQT phù hợp với các giai đoạn phát
triển của kinh tế - xã hội cùng với sự gia tăng của
nhận thức con người về các yếu tố khác ngoài kinh
tế như môi trường, xã hội. Trong hoạt động kinh
doanh ngày nay ngoài việc phải đảm bảo đem lại
hiệu quả lâu dài cho chủ sở hữu cũng phải có trách
nhiệm với môi trường xung quanh, với xã hội và
nền kinh tế mà DN đang hoạt động.
Các bước phát triển của KTQT không mang
quy luật phủ định, dạng thức KTQT ở bậc cao hơn;
không phủ định dạng thức KTQT ở bậc thấp hơn.
Các dạng thức KTQT này tồn tại trong mối quan hệ
tương hỗ lẫn nhau và chúng cùng tồn tại trong một
DN. Tuy nhiên, mức độ xuất hiện của từng dạng
thức KTQT lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
khác, không phải mọi DN đều cần thiết phải có tất
cả các dạng thức KTQT như trên.
Yêu cầu đặt ra với người làm kế toán quản trị
- Nhân viên kế toán chi phí: Thời kỳ đầu của
KTQT, người làm KTQT đóng vai trò như một nhân
viên kế toán chi phí. Công việc chính của họ là thu
thập các thông tin về chi phí thực tế phát sinh, sau
đó tổng hợp và xác định các chi phí liên quan đến
sản phẩm để tính toán giá thành sản phẩm. Các
kết quả tính toán được sử dụng nhằm mục đích
xác định lãi lỗ và cung cấp cho kế toán tài chính để
lập báo cáo tài chính. Các thông tin về chi phí chưa
phục vụ nhà quản trị trong việc ra quyết định. Bên
cạnh đó, nhân viên kế toán chi phí còn có nhiệm
vụ xây dựng các kế hoạch kinh doanh ở dạng đơn
giản dựa trên những số liệu kế toán lịch sử và dự
báo có mức độ tin cậy thấp. Nhân viên kế toán chi
phí làm việc như một thành viên trong bộ phận
Nhà quản trị doanh nghiệp ngày nay, ngoài
nhu cầu thông tin phục vụ điều hành sản xuất
kinh doanh thì cũng cần các thông tin về ảnh
hưởng từ các hoạt động của doanh nghiệp tới
các yếu tố môi trường - xã hội, kinh tế xung
quanh doanh nghiệp.